Novaon AutoAds có thể giúp gì cho bạn?

Danh sách kịch bản

Từ giao diện trang chủ → Kịch bản tự động. 

Tại đây bạn có thể quản lý tất cả các kịch bản tự động đã được tạo theo các thuộc tính:

  • Tên kịch bản
  • Loại kịch bản ( Website, Server, Instory)
  • Trạng thái ( Hoạt động, tạm dừng )
  • Thời gian sử dụng 
  • Số lead thu được
  • Subscriber/Webpush
  • Ngày tạo
  • Biểu tượng 3 chấm
 
  • Xóa một kịch bản

Để xóa một kịch bản khi không cần sử dụng nữa, bạn nhấn vào dấu 3 chấm phía cuối của kịch bản đó, click “Xóa”.

Sau đó, màn hình sẽ hiển thị pop-up xác nhận xóa kịch bản, click “Xóa ngay” để hoàn tất thủ tục xóa. Nếu muốn quay lại danh sách, bạn chọn “Quay lại” hoặc click “X” góc bên phải pop-up.

 
  • Đổi tên kịch bản

Để thay đổi tên của kịch bản, bạn chỉ cần thao tác rất đơn giản, click vào dấu 3 chấm phía cuối của kịch bản đó, chọn “Đổi tên” màn hình sẽ hiển thị pop-up.

Bạn xóa hết nội dung trong Thanh nhập tên sau đó nhập tên mới của kịch bản vào và click “Lưu lại” để hoàn tất đổi tên.

 
  • Sao chép kịch bản

Để kiểm tra, tìm kiếm, theo dõi danh sách kịch bản, bạn chỉ cần thao tác rất đơn giản bằng cách đăng nhập vào Autoads sau đó truy cập vào Automation, màn hình hiển thị như hình dưới đây:

 

Các chức năng khác tại giao diện này bao gồm:

I- Sử dụng kịch bản mẫu 

Tính năng này cho phép người dùng Automation tham khảo hoặc sử dụng các kịch bản

mẫu do Autoads thiết lập.

Để xem kịch bản mẫu, bạn truy cập vào Danh sách kịch bản, sau đó click “Sử dụng

kịch bản mẫu”

 

II. Tạo kịch bản mới

  • Tính năng này cho phép người dùng Automation tự tạo các kịch bản theo ý muốn của mình, từ đó có thể set up sao cho phù hợp với website của họ.
  • Để tạo kịch bản mới, bạn chỉ cần thao tác rất đơn giản. Truy cập “Kịch bản tự động”, sau đó bạn chọn “Tạo kịch bản mới”.
  • Màn hình sẽ chuyển sang trang blank, tại đây bạn có thể thiết lập kịch bản bằng cách kéo và thả các khối banner phía bên tay phải vào trang
  • Sau khi thiết lập xong, bạn click “Lưu lại” bên phải góc màn hình để hoàn tất tạo kịch bản mới.
 

IV. Thiết lập kịch bản

Các thao tác cơ bản

  1. Undo/Redo

- Nhấn icon Undo để quay trở về trạng thái trước đó của chu trình (ví dụ: trạng

thái 2 khối chưa được nối với nhau)

- Sau đó, nhấn icon Redo để quay lại trạng thái hiện tại.

  1. Zoom in/out

- Nhấn dấu (+) để phóng to nội dung trong trang.

- Nhấn dấu (-) để thu nhỏ nội dung trong trang.

  1. Kéo thả

Tại trang Builder của kịch bản tự động,

- Chọn loại khối cần thiết lập ở thanh bên phải

- Kéo & thả 1 khối vào trong trang

  1. Nối các khối

- Kéo khối đằng sau (ví dụ: Google Ads) vào khối trước nó (ví dụ: Bắt đầu)

- Đường nối giữa 2 khối sẽ được hiển thị

- Một vài lưu ý (Các điều kiện Validate)

- Validate khối chưa được cài đặt, khi nhấn Kích hoạt kịch bản.

- Validate những khối không nối được với nhau, khi kéo vào.

 

Các tính năng

  1. Đổi tên kịch bản tự động

Tính năng này cho phép người dùng đổi tên của các chiến dịch được sử dụng trong công cụ Automation

  • Bước 1: Truy cập phần cài đặt của Automation
  • Bước 2: Bạn có thể đổi tên của chiến dịch thông qua hai cách: Trên danh sách Kịch bản hoặc trong phần cài đặt chi tiết của mỗi Kịch bản.
  • Bước 3: Đối với danh sách Kịch bản: Nhấn vào icon để đổi tên.

Đối với cài đặt chi tiết: Thay đổi ngay trên bảng hiển thị tên

 
  1. Trạng thái hoạt động của kịch bản tự động

Công cụ Automation cho phép người dùng sử dụng nhiều kịch bản khác nhau áp dụng website. Các kịch bản sẽ có những trạng thái như sau:

  • Trước khi kích hoạt: Bản nháp
  • Sau khi kích hoạt
  • Đang hoạt động
  • Tạm dừng

Bạn có thể chuyển đổi trạng thái của các kịch bản này bằng cách sử dụng nút kích hoạt

hoặc tạm dừng trên danh sách kịch bản của Automation.

 
  1. Đếm lại số liệu

Tính năng này cho phép người dùng Automation được đặt lại toàn bộ số liệu (số lần thực hiện) của tất cả các khối trong chu trình, từ đó có thể ghi nhận lại số lần thực hiện tại mỗi khối.

Số liệu được ghi nhận tại mỗi khối:

  • Khối Trigger, Control và Điều kiện: Số lần thực hiện chính là số người đến được bước đó và được hiển thị ở trên connector phía trước nó.
  • Khối Đa kênh và Gửi: Số lần thực hiện là số người thực hiện thành công và được hiển thị ở ngay dưới nó (chính là các chỉ số như lead, CR,...)
 

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Truy cập một kịch bản tự động đang kích hoạt hoặc tạm dừng
  • Bước 2: Nhấn nút Đếm lại số liệu, hệ thống sẽ hiển thị popup xác nhận
  • Bước 3: Nhấn Xác nhận để reset toàn bộ số liệu của chu trình. Sau khi reset, số lần thực hiện sẽ trở về rỗng.
 
  1. Lưu lại kịch bản tự động

Tính năng này cho phép người dùng được lưu trữ lại những kịch bản Automation đã tạo và sử dụng cho website của mình. Để lưu kịch bản trên Automation, bạn cần thực hiện theo những thao tác sau:

  • Bước 1: Truy cập phần cài đặt Automation
  • Bước 2: Tạo kịch bản mới hoặc chỉnh sửa kịch bản mẫu có sẵn
  • Bước 3: Nhấn nút lưu lại nằm ở góc phải màn hình và áp dụng cho website của bạn
 
  1. Kích hoạt kịch bản tự động

Tính năng này cho phép người dùng được kích hoạt những kịch bản Automation đã tạo để hiển thị lên website. Để kích hoạt kịch bản trên Automation, bạn cần thực hiện theo những thao tác sau:

  • Bước 1: Truy cập phần cài đặt Automation
  • Bước 2: Tạo kịch bản mới hoặc chỉnh sửa kịch bản mẫu có sẵn
  • Bước 3: Nhấn nút kích hoạt nằm ở góc phải màn hình và áp dụng cho website của bạn

Lưu ý: Bạn cũng có thể kích hoạt ngay tại danh sách kịch bản của Automation

 
  1. Cảnh báo phi logic

Flow Builder có thể giúp bạn thiết lập chu trình một cách chính xác bằng những cảnh báo về logic sử dụng các khối, nối các khối với nhau,...

Dưới đây là một số logic cần lưu ý khi sử dụng Flow Builder:

a. Loại kịch bản Website

  • Những khối có thể đứng đầu trong chu trình: Bắt đầu vào trang, Bắt đầu từ chu trình khác.
  • Khối Chuyển sang chu trình khác luôn đứng cuối chu trình.
  • Không thể kéo nhiều khối vào cùng 1 khối Bắt đầu vào trang.
  • Một kịch bản tự động có nhiều khối Bắt đầu vào trang, tương đương với nhiều chu trình con.
  • Khối Tách nhánh có tối đa 5 nhánh.
  • Khối Submit thành công phải đứng sau các khối popup thu lead như Form liên hệ, Banner, Tải tài liệu, Cuộc gọi.
  • Khối Subscribe thành công chỉ đứng sau khối Đăng ký nhận thông báo.
  • Khối Messenger (desktop) và Zalo (desktop) không thể đứng với khối Thiết bị (chọn mobile) trên cùng 1 chu trình.
  • Khối Click banner/link đứng sau các khối Banner, Tin khuyến mãi.
  • Khối Tần suất hiển thị/phiên chỉ đứng sau các khối hành động Đa kênh, trừ khối Tag
  • Các khối Trigger có thể đứng ở mọi vị trí trên chu trình.
  • Khối GetResponse, ActiveCampaign, Mailchimp phải đứng sau khối Submit thành công.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết có hữu ích?

Yes No

Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi.

Xin lỗi bạn về sự bất tiện này


Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào? (không bắt buộc)

Gửi