9 Xu hướng Marketing Thương mại điện tử bạn cần phải biết

10/20/2020 | Digital marketing

Digital marketing
Người mua hàng số tăng trưởng mạnh và không có xu hướng quay đầu trong tương lai. Mức tăng trưởng đáng kinh ngạc này là một tín hiệu tốt cho các cửa hàng thương mại điện tử, điều đó cũng đồng nghĩa mỗi doanh nghiệp cần tập trung tối đa vào thích nghi và cải tiến liên tục công nghệ kỹ thuật. Cùng Autoads tìm hiểu các xu hướng marketing hot nhất bạn nhé!

Table of Contents

Mỗi phút trôi qua trên Internet, hàng triệu đơn hàng được thực hiện, người tiêu dùng click vào quảng cáo Facebook, theo dõi người nổi tiếng trên Instagram, nhập code giảm giá trên ứng dụng di động,... Hàng tỷ đô được dành ra cho mua sắm online.
ecommerce marketing trends one minute on the internet

Làm thế nào để người bán lôi kéo khách hàng trong kỷ nguyên số? Cùng tìm hiểu những xu hướng Marketing hot nhất, thu hút sự chú ý từ khách hàng, tăng tốc doanh thu để lựa chọn chiến thuật phù hợp cho doanh nghiệp nhé. 


Xu hướng Marketing ngành thương mại điện tử 2020 và tương lai

Internet cung cấp vô vàn phương tiện kết nối với khách hàng tiềm năng cho marketer. Các nội dung chất lượng, thú vị, hữu ích và cá nhân hóa có thể tác động mạnh đến quyết định mua hàng và mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu. Hiện diện đa kênh, trên các kênh tin tức số, mạng xã hội hay các nền tảng video có thể mở ra nhiều cách giao tiếp với người truy cập. Doanh nghiệp còn có thể ứng dụng máy học, retargeting, tiếp thị bằng influencer để định vị thương hiệu và mở rộng phân khúc công chúng mục tiêu. Hãy đi qua từng xu hướng dưới đây, hy vọng bạn có thể ngay lập tức áp dụng vào việc làm marketing cho doanh nghiệp. 


1. Nội dung chất lượng vẫn luôn là yếu tố quan trọng

Người tiêu dùng dành tới 8 tiếng mỗi ngày tương tác với các nội dung số trên các thiết bị khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi doanh nghiệp cần truyền tải những nội dung xịn nhất, chất nhất để nổi bật trong đám đông, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Dưới đây là một số dạng content chất lượng có khả năng thu lượng traffic lớn cho website.

Nội dung ấn tượng

 


Case-study

Người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm của bạn trên website. Một bức ảnh và những thông tin sản phẩm có thể đem đến cho họ một số thông tin có ích. Nhưng tại sao không dẫn chứng một case study của chính doanh nghiệp, minh chứng hiệu quả của sản phẩm? Giúp khách hàng hình dung sản phẩm dễ dàng hơn, chức năng và tính ứng dụng thực tế là gì có thể rút ngắn hành trình mua hàng của họ.


Nội dung tương tác

Bạn có thể sáng tạo các chiến lược content phù hợp đúng sản phẩm với đúng đối tượng. Tạo ra các trải nghiệm hữu ích, cá nhân hóa, đặc biệt thu hút tương tác từ chính khách hàng. Thiết kế website với nhiều nút điều hướng, lôi kéo họ tương tác ngay trên site nhằm giúp họ tiếp cận đúng nội dung mình cần. Khách hàng ở lại trang lâu hơn, hài lòng hơn, thương hiệu trở nên gần gũi, uy tín hơn. 


Hội thảo trực tuyến, whitepaper

Các nội dung hữu ích như hội thảo, ebook, tài liệu,.. có thể đem đến sự tin cậy cho doanh nghiệp. Để kéo người dùng về website, hãy đăng tải các nội dung hữu ích mang tính cung cấp thông tin. Dẫn các đường link trên mạng xã hội hoặc kênh marketing email là một cách tuyệt vời. 


Đăng bài và video lên blog

Đăng tải các nội dung thú vị, phù hợp cho khách hàng mục tiêu trên blog hoặc kênh Youtube. Các mẹo hay, các kiến thức thú vị, tận dụng triệt để các kênh này là xu hướng hàng đầu của các doanh nghiệp. 


2. Càng nhiều khách hàng mua sắm trên mạng xã hội

Ước tính có hơn 3.6 tỷ người trên thế giới sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm thấy thị trường tiềm năng trên các nền tảng này. Tăng độ phủ sóng, kích thích doanh số, đây là cơ hội không thể bỏ qua. 
Facebook và Youtube là hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới, thu hút lần lượt 63% và 61% lượng người dùng internet. Tuy nhiên việc xác định tập khách hàng đang ở đâu, và kênh nào mới thực sự phù hợp với doanh nghiệp vẫn là câu hỏi lớn. Mỗi nền tảng đều có thể cung cấp cho doanh nghiệp lượng data hữu ích từ người dùng như tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập,...

Thương mại điện tử trên mạng xã hội



Khách hàng chỉ cần một nút click chuột có thể mua được sản phẩm, nhận được lời giải đáp họ cần mà không cần tìm đến website. Xu hướng này ngày càng nổi lên khi nhiều nền tảng mạng xã hội dần cung cấp, cải thiện tính năng bán hàng cho doanh nghiệp. Facebook và Instagram vài năm trở lại đây cung cấp của hàng trực tuyến, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mà không cần phải rời khỏi app. 
Rất nhiều nền tảng thương mại điện tử liên kết với các mạng xã hội như một phần trong chiến lược đa kênh, cho phép doanh nghiệp quản lý kho sản phẩm, giao hàng, chăm sóc khách hàng thuận tiện. 


3. Cá nhân hóa trải nghiệm là chuẩn mực mới

Khi nhắc tới cá nhân hóa trải nghiệm, không thể không nhắc tới hai ông lớn Amazon và Netflix trong thiết lập chức năng gợi ý sản phẩm cho người tiêu dùng. ⅔ người dùng cho rằng doanh nghiệp nên cá nhân hóa các nội dung trên trang, trong khi 42% cảm thấy bị làm phiền với các thông tin không phù hợp.

Cá nhân hóa



Cá nhân hóa trải nghiệm là đem đến những trải nghiệm phù hợp, dành riêng cho nhóm công chúng nhất định. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng của mình bằng việc tận dụng các data sẵn có và theo sát xu hướng, hành vi của khách hàng. Người dùng có thể lựa chọn được ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ phù hợp với các sản phẩm trên website cũng chính là cá nhân hóa.
Bằng việc theo sát truy cập khách hàng, lịch sử giao dịch, cá thông tin cá nhân hóa dựa trên hành vi khách, website có thể biết đâu là người dùng mới, đâu là người dùng đã lâu không quay lại, nhu cầu của khách là gì,...
Một số cách để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có thể kể đến như:
  • Sử dụng tên thật của họ trong phần chủ đề và thân email
  • Gửi tin nhắn khuyến mãi tới khách hàng đã lâu không tương tác với doanh nghiệp
  • Ưu đãi nhân dịp sinh nhật
  • Có các ưu đãi cho khách hàng trung thành


4. Kết hợp với Influencer

Hãy tìm đến những người có tầm ảnh hưởng, nếu họ có một blog cá nhân, một channel Youtube, tài khoản Instagram,... thu hút một lượng người dùng về một lĩnh vực nhất định. Họ có khả năng đưa sản phẩm, thương hiệu của bạn trên top thịnh hành, khơi gợi được các thảo luận phù hợp. Hãy hướng đến các người ảnh hưởng có tập công chúng theo dõi trùng khớp với khách hàng mục tiêu của bạn.
Ví dụ, một thương hiệu đồ ăn có thể kết hợp với influencer mảng đời sống, hoặc gia đình nhằm đưa sản phẩm của họ đến tập công chúng rộng hơn. Họ có thể đăng tải các công thức nấu ăn, video, bài đăng tăng nhận diện thương hiệu.
Nếu bạn đang cân nhắc chiến lược này, hãy tìm đến những người ảnh hưởng trên các nền tảng số nơi có sự hiện diện đông đảo tập khách hàng mục tiêu. Mega-influencer (thường là các người nổi tiếng) có tập theo dõi rất rộng, trong khi micro-influencer hay nano-influencer thường có những tương tác trực tiếp với người theo dõi họ. Nghiên cứu của Statista cho thấy hơn 45% người theo dõi các micro-influencer đã từng mua một sản phẩm được giới thiệu, 26.9% quyết định mua hàng ngay sau khi thấy một bài đăng giới thiệu. 
2020 ecommerce marketing trends influencer impact on purchasing decisions

Một chiến dịch Influencer có thể bao gồm:
  • Đánh giá, review sản phẩm
  • Code giảm giá dành cho người theo dõi họ
  • Cuộc thi hoặc giveaway


5. Chăm sóc khách hàng thông qua đối thoại thương mại

Chiến lược này lợi dụng điểm mạnh “ngay lập tức” cung cấp các dịch vụ chăm sóc cá nhân bằng các tin nhắn số. 
Đối thoại thương mại thường được biểu hiện dưới dạng chatbot tự động, đóng vai trò như những trợ lý ảo, trả lời các câu hỏi và kích thích quyết định mua hàng.
Các thương hiệu ứng dụng thành công các chiến thuật đối thoại có thể xây dựng lòng tin khách hàng, tăng khả năng mua hàng lại từ khách hàng bởi gần ⅓ khách hàng sử dụng công cụ chat để quyết định mức độ đáng tin cậy từ doanh nghiệp.
Chatbot tạo đối thoại với khách hàng

 


6. Ứng dụng triệt để video 

Hoạt động online phổ biến nhất với người dùng internet chính là xem video. Xem video nhạc, giải trí, tìm kiếm thông tin, mẹo DIY. 85% người dùng internet tiêu thụ video mỗi tuần. 
Video là cách truyền tải năng động, thú vị hơn để thu hút sự chú ý, tương tác từ người dùng, tác động lớn đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng. 
Video cũng có thể truyền tải các nội dung thân thiện, giúp thương hiệu trở nên gần gũi, cá nhân hơn.


7. Sự phát triển của AI và máy học

AI có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, tuy nhiên đứng ở góc độ marketing, chúng tham gia vào quá trình phân tích data về hành vi người dùng. Càng nhiều data được thu về, các thuật toán càng trở nên chính xác. 
AI có thể sử dụng trong dữ liệu của phân khúc khách hàng cụ thể trong dự đoán hành vi truy cập của họ. Doanh nghiệp với các thông tin này có thể sử dụng trong nhắm đối tượng tương đồng, đưa ra các mức giá phù hợp nhất, thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả nhất. 

Ai và Máy học



AI có thể phân tích hành vi từng người dùng nhằm đưa đến cho họ những gợi ý phù hợp, cá nhân nhất. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm và chuyển đổi cho doanh nghiệp. AI được mong đợi sẽ phổ biến toàn cầu vào những năm tới.


8. Không thể bỏ qua tiếp thị đa kênh

Tăng khả năng kết nối với người dùng bằng cách hiện diện trên nhiều kênh khác nhau. Tiếp thị đa kênh không có nghĩa bạn phải xuất hiện trên mọi kênh, điều quan trọng bạn cần tập trung vào những nền tảng mà khách hàng mục tiêu xuất hiện nhiều nhất.
Theo khảo sát từ Adobe, khách hàng tìm kiếm thông tin từ nhiều kênh trước khi đưa ra quyết định mua hàng:
  • Website: 48%
  • Cửa hàng: 40%
  • Review: 38%
  • Mạng xã hội: 22%
  • Kênh video: 19%
Các doanh nghiệp nên cân nhắc chiến dịch này trong quá trình marketing. Một công ty ra mắt sản phẩm mới có thể thực thi chiến dịch quảng bá đa kênh như chiến dịch email, quảng cáo online, video demo trên Youtube, hợp tác với một influencer. Một khi khách hàng đã chú ý đến sản phẩm và truy cập vào website, họ sẽ tìm kiếm các bài đăng cách sử dụng trên blog, các video trải nghiệm, một kênh chat trực tuyến để giải đáp các thắc mắc. 


9. Retargeting quảng cáo hiệu quả

Retargeting là một chiến lược quảng cáo được thiết kế nhằm tiếp cận đối tượng đã từng tương tác với website. Sử dụng cookies, bạn có thể hiển thị quảng cáo cho khách hàng khi họ truy cập các trang mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,... Retargeting cho phép thương hiệu của bạn luôn ở trong tâm trí khách hàng, thích đẩy họ trở lại cửa hàng.
Hơn một phần tư khách hàng trở lại trang sau khi nhìn thấy một quảng cáo retargeting, khả năng thu chuyển đổi từ họ cao hơn người khác tới 70%. 

Retargeting



Retargeting thông minh dựa trên hành vi của khách hàng, từ đó đem đến các nội dung phù hợp, tăng khả năng chuyển đổi. Dưới đây là một số ví dụ nhắm đối tượng bạn có thể áp dụng cho quảng cáo:
  • Khách hàng đã xem một sản phẩm nhưng không thêm chúng vào giỏ hàng có thể nhận được quảng cáo chính sản phẩm đó.
  • Người mua bỏ hàng vào giỏ tuy nhiên không hoàn thành bước thanh toán có thể nhận một quảng cáo giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển.
  • Bạn cũng có thể nhắm quảng cáo dựa trên thời gian khách hàng ở trên trang, tập trung vào những khách hàng ở trên website lâu, loại bỏ những người rời đi chỉ sau vài giây. 


Khi nào bạn nên chạy theo một xu hướng tiếp thị mới?

Sau khi đã nắm được các xu hướng nổi trội phía trên bài viết, đã đến lúc bạn phải đưa ra quyết định cho doanh nghiệp. 


Các xu hướng này liệu có thu hút đối tượng mục tiêu của bạn?

Việc ứng dụng một chiến lược marketing mới chỉ có cơ hội thành công khi chúng phù hợp với nhân khẩu học, sở thích, hành vi khách hàng mục tiêu bạn đang nhắm đến. Thu thập thông tin nhiều nhất có thể, họ hay dành thời gian rảnh rỗi lướt trang nào, điều gì quan trọng với họ?


Đây có phải bước đi kinh doanh tốt không?

Cân nhắc, đặt chúng trong một bức tranh kinh doanh lớn. Bạn sẽ tiêu tốn bao nhiêu để chạy chiến lược này? Mục tiêu của bạn là gì? Bạn có cần trang bị các phần mềm, công nghệ thay thế trong quá trình thực thi không? Doanh nghiệp của bạn có bị tụt lại phía sau nếu không thích nghi và áp dụng các xu hướng mới hay không? 


Lựa chọn xu hướng thương mại điện tử chuẩn xác cho doanh nghiệp

Người dùng dần chuyển sự chú ý và ví tiền của họ sang kênh online, doanh nghiệp nên cân nhắc các chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp với xu hướng. Vắn tắt lại, dưới đây là 9 xu hướng bạn nên cân nhắc:
  1. Nội dung chất lượng
  2. Mua sắm trên mạng xã hội
  3. Cá nhân hóa
  4. Kết hợp với Influencer
  5. Đối thoại thương mại
  6. Video
  7. AI và Máy học
  8. Tiếp thị đa kênh
  9. Retargeting
Xu hướng marketing luôn thay đổi theo thời đại, theo công nghệ kỹ thuật. Luôn cập nhật, cân nhắc mỗi xu hướng trong bối cảnh mục tiêu doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng. Chúc các bạn thành công!
 

Finds the 'unoptimized' points that make your Google Ads ineffective.

Get optimizing suggestions
  • Facebook
  • Messenger

Optimize advertisements, maximize your customer right now

Complete all the professional features and experienced support

7 days free trial with full features of our full service package

Start your free trial