Ngày 23 tháng 3 năm 2020 | Tối ưu Google Ads
Quảng cáo Banner Google hay còn gọi là Google Display Network (viết tắt là GDN) giống như một vũ trụ to lớn. Nó đang dần dần mở rộng và ngày càng đa dạng, phát triển và một điều chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn chỉ là một tiểu vũ trụ trong vô số các vũ trụ đó.
Bởi thế, việc target đúng khách hàng mục tiêu vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức khiến các doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi, luôn luôn update những kiến thức mới nhất về các cách tối ưu Quảng cáo Google. Trong bài viết này, hãy cùng Novaon Autoads tại sao nhiều chuyên gia Marketing nhận định rằng: “Muốn xâm nhập vào thị trường mới, nhất định phải có Quảng cáo Banner Google chống lưng”.
MỤC LỤC
1. Quảng cáo Banner Google là gì?
Quảng cáo Banner Google hay còn gọi là Google Display Network (viết tắt là GDN) được biết đến là một hệ thống với sức mạnh khổng lồ có khả năng tiếp cận đến hơn 90% người dùng Internet và hơn 2 triệu Website. Quảng cáo Banner Google có thể khiến quảng cáo của bạn hiển thị ngay trước mắt khách hàng mục tiêu bất kì đâu trên thế giới.
Quảng cáo Banner Google hầu hết sẽ tiếp cận khách hàng khi họ đang lướt các trang Web yêu thích, khi đang xem một video trên Youtube, hay đang chơi một trò chơi điện tử trên thiết bị di động hoặc thậm chí khi họ đang kiểm tra email.
Một ví dụ của Quảng cáo Banner Google
Cách phân biệt Quảng cáo hiển thị Google (Google Display Network) và Mạng tìm kiếm (Search Network) như nào?
Google Ads có 2 loại chiến dịch tập trung xung quanh mạng quảng cáo của Google: Mạng tìm kiếm của Google (Google Search Network) và Mạng hiển thị của Google (Google Display Network)
Mạng tìm kiếm của Google là một nhóm các trang web và ứng dụng liên quan đến hoạt động tìm kiếm mà quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên đó. Khi bạn quảng cáo trên Mạng Tìm kiếm của Google, quảng cáo của bạn có thể hiển thị gần kết quả tìm kiếm khi có người tìm kiếm bằng các cụm từ liên quan đến một trong những từ khóa của bạn.
Mạng hiển thị của Google (Google Display Network) có tính “chủ động” hơn. Quảng cáo sẽ tiếp cận tới khách hàng khi họ đang lướt Web, shopping online, chơi game hay đọc 1 bài báo.
Tại Việt Nam, các đơn vị liên kết với Google đều là các báo lớn như Zing News, Dân trí, tuổi trẻ…. Quảng cáo Banner Google rất dễ nhận biết nhờ vào đặc điểm chung là chữ i có vòng tròn màu xanh dương bao quanh như hình ảnh minh họa dưới đây:
Quảng cáo hiển thị hình ảnh bao gồm: Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng và Quảng cáo hình ảnh đã tải lên
3.1.1 Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng
Quy trình này Google sẽ can thiệp vào một phần trong chiến dịch quảng cáo của bạn để tối ưu hiệu suất quảng cáo. Để tạo ra quảng cáo dạng này bạn chỉ cần nhập văn bản quảng cáo rồi thêm hình ảnh và biểu trưng.
Lưu ý: Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng sẽ thay thế quảng cáo thích ứng làm loại quảng cáo mặc định cho Google Display Network (mạng hiển thị). Nếu bạn có quảng cáo thích ứng đang chạy bạn sẽ được Google nhắc lưu các quảng cáo này dưới dạng Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng.
3.1.2 Quảng cáo hình ảnh đã tải lên
Bạn có thể tạo và tự tải lên quảng cáo hình ảnh để kiểm soát chiến dịch của bạn tốt hơn. Bạn có thể tải lên quảng cáo dưới dạng hình ảnh ở các kích thước khác nhau.
Quảng cáo tương tác gồm: hiển thị trên kênh Youtube và hiển thị trong Video
Chạy quảng cáo hình ảnh, hình động và video tương tác trên Youtube và Mạng hiển thị.
Quảng cáo Tương tác Trên kênh Youtube
Quảng cáo tương tác hiển thị trong Video
Hiển thị quảng cáo hình ảnh có thể mở rộng tại các tab trên cùng hộp thư đến của người dùng.
Hoạt động phổ biến nhất khi sử dụng Quảng cáo Banner Google chính là remarketing. Remarketing giúp bạn tiếp cận lại với những khách hàng đã từng click vào website của bạn. Họ sẽ liên tục “gặp lại” doanh nghiệp của bạn trên Google Display Network (bao gồm cả Youtube) để tăng touchpoint (điểm tiếp xúc với khách hàng). Một ưu điểm của GDN nữa đó là Chi phí mỗi hành động (CPA) của hoạt động Remarketing cũng thấp hơn so với Quảng cáo tìm kiếm.
Remarketing là hoạt động chính dành cho những phễu khách hàng phía dưới còn các phễu phía trên sẽ có các hoạt động marketing sáng tạo khác nhằm khuyến khích khách hàng để ý tới doanh nghiệp của bạn.
Khi sử dụng Quảng cáo Banner Google bạn sẽ được Google Analytics cung cấp những bảng thống kê chi tiết về chiến dịch quảng cáo như: Lượng truy cập vào sản phẩm nào nhiều, sản phẩm nào ít, số lượt truy cập Website chính xác là bao nhiêu, chân dung khách hàng cụ thể (vị trí địa lý, độ tuổi, hành vi, lĩnh vực…). Công nghệ thống kê thông minh của Google cũng loại bỏ những click hiển thị gian lận.
Từ những dữ liệu trên, tận dụng sự đa dạng về format, đặc điểm của Quảng cáo mạng hiển thị Google (Google Display Network) bạn cũng có thể xây dựng những chiến dịch quảng cáo khác nhau cho từng phân khúc khách hàng:
Nhóm chọn theo chủ đề ngữ cảnh
Lựa chọn website, vị trí đặt quảng cáo
Quảng cáo theo sở thích
Gồm có 3 cách thức hoạt động của Quảng cáo Banner Google
Đây là lúc bạn cần tiếp xúc với khách hàng theo chủ đề cụ thể và theo từ khóa. Hệ thống Google sẽ phân tích từng Website một và tìm ra chủ đề trung tâm, sau đó sẽ xem xét và chọn lọc xem Website nào phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng (chọn lọc qua: quốc gia, ngôn ngữ, và chủ đề).
Bạn có thể khảo sát các website thuộc hệ thống của Quảng cáo Banner Google để chọn chính xác Website nào thực sự phù hợp và hữu ích, tối ưu được quảng cáo nhất với doanh nghiệp của bạn.
Google cũng sắp xếp tất cả các Website trong hệ thống và phân loại rõ ràng theo từng lĩnh vực: Giải trí, kinh doanh, làm đẹp, bất động sản… nhờ đó bạn có thể đăng quảng cáo của mình vào Website khác một cách dễ dàng hơn.
Như chúng tôi đã nói ở trên, khách hàng sẽ “vô tình” nhìn thấy thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp bạn khi họ đã 1 lần truy cập vào Website công ty.
Tip #1: Hãy bắt đầu Remarketing
Các chuyên gia trong lĩnh vực Marketing đều phải thừa nhận rằng khi nhắc tới Quảng cáo Banner Google, hoạt động Remarketing chính là “át chủ bài”.
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao bạn vừa tìm kiếm đôi boots cao gót mà hôm sau một loạt các shop bán boots liên tục xuất hiện trước mắt bạn trên các trang mạng xã hội hay không?
Đây chính là sức mạnh của Remarketing, thông thường hoạt động này không chỉ rẻ mà còn có khả năng giúp bạn lấy lại lượng Lead tưởng chừng đã mất và khiến khách hàng chuyển đổi.
Nếu sản phẩm của bạn không ngừng hiển thị khi họ đang lướt web, dần dần họ sẽ bị thuyết phục mà thôi!
Tip #2: Hãy tận dụng các vị trí quản lý từ Quảng cáo Banner Google
Vị trí quản lý từ Google là phương pháp target đối tượng cho phép bạn chọn chính xác các Website mà bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị trên đó. Đây là cách tốt nhất để kiểm soát lượng ngân sách cũng như nguồn thay đổi tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Tip #3: Chiến lược đặt giá thầu thông minh
Khi bid giá thầu, tiết kiệm ngân sách bằng cách đặt giá thầu nhỏ nhất không phải là 1 chiến lược tốt bởi nó sẽ hạn chế khả năng hiển thị quảng cáo của bạn, dẫn tới việc tỷ lệ chuyển đổi cũng ít theo. Từ đó kết quả là đo lường không chính xác.
Hãy liên tục testing để chọn ra mẫu quảng cáo mang lại chuyển đổi lớn nhất. Bạn nên suy nghĩ đổi vị trí Website khi đặt Quảng cáo Banner Google nếu như thị trường cạnh tranh có vài ông lớn đánh chiếm.
Tip #4: Sáng tạo nội dung, hình ảnh Quảng cáo đơn giản nhưng thật “Visual”
Điều này dường như là điều hiển nhiên mà các marketers phải biết cho đến khi chúng tôi tìm ra rằng 67,5% quảng cáo chỉ đơn thuần là dạng quảng cáo văn bản đơn giản. Những dạng văn bản này có tỉ lệ lượng click thấp hơn rất nhiều so với quảng cáo hiển thị hình ảnh.
Theo WordStream:
Các chuyên gia chỉ ra rằng những quảng cáo hình ảnh Banner cùng nút “Tải xuống tại đây” có khả quan tạo ra nhiều Lead hơn rất nhiều so với quảng cáo văn bản thông thường.
Tip #5: Landing page (Trang đích) rõ ràng, kêu gọi chuyển đổi tối ưu
Nếu như Banner ngắn gọn và có trách nhiệm thu hút và hấp dẫn khách hàng click vào quảng cáo thì Landing Page lại có chức năng giải thích rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Xem thêm >>> https://autoads.asia/vi/chi-tiet-blog/10-chien-thuat-viet-tieu-de-trang-dich-hap-dan-232
Bên cạnh đó kêu gọi khách hàng gọi hotline, điền form hoặc chat bằng các nút liên hệ để chốt đơn dễ dàng hơn.
Chính vì vậy trang đích phải được thiết kế đẹp và điều hướng khách hàng chuyển đổi bằng cách giao tiếp với khách hàng của mình nhiều nhất có thể.
Tip #6: Hãy tiết kiệm ngân sách để Test nhiều nhóm quảng cáo
Chia đều tiền ra nhiều nhóm quảng cáo với từng mẫu Landingpage, từng mẫu Banner và từng tệp khách hàng. Sau nhiều lần Test, chắc chắn bạn sẽ chọn được một mẫu quảng cáo “chuẩn-xịn” để từ đó dồn tiền vào 1-2 quảng cáo tối ưu nhất và kéo lại doanh thu.
Xem thêm >>> https://autoads.asia/vi/chi-tiet-blog/tang-34-ty-le-chuyen-doi-nho-thu-nghiem-phan-tach-ab-258
Và dù cho bạn đã tìm ra được tệp đối tượng ưng ý để chạy quảng cáo rồi thì cũng đừng lơ là quên theo dõi mỗi ngày. Có thể một ngày nào đó, quảng cáo của các đối thủ khác chạy đè target của bạn lúc nào không hay.
Bạn không thể chạy quảng cáo mà không hiểu rõ kiến thức liên quan về Quảng cáo Banner Google. Bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn có thêm cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết để thiết lập và tối ưu một chiến dịch quảng cáo Banner Google hiệu quả.
Novaon AutoAds là đối tác cao cấp của Google tại Đông Nam Á, có 13 năm kinh nghiệm triển khai thành công các chiến dịch quảng cáo Google cho hơn 30.000 khách hàng, tối ưu hơn 45.000.000 lượt nhấp chuột và 4.000.000 lượt chuyển đổi mỗi tháng. Chúng tôi thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích, những tính năng mới nhất, những case study giúp tối ưu quảng cáo hiệu quả.
Để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quảng cáo Google Ads hãy follow các bài viết của AutoAds hoặc đăng ký sử dụng miễn phí các sản phẩm tối ưu quảng cáo của AutoAds: MaxLead, Chặn Click ảo, Tối ưu quảng cáo Google và Google Shopping.
>>> Trải nghiệm phần mềm Chặn click ảo miễn phí tại đây:
Tối ưu quảng cáo, tối đa khách hàng ngay hôm nay
Dùng thử miễn phí 7 ngày với đầy đủ tất cả các tính năng