Ngày 5 tháng 6 năm 2020 | Tối ưu Google Ads
Landing page là gì? Làm thế nào để tối ưu landing page hiệu quả, tăng khả năng chuyển đổi về đơn hàng? Hãy cùng AutoAds khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Landing page là 1 trang web đơn được các đơn vị kinh doanh tạo ra nhằm mục đích tối ưu tỷ lệ chuyển đổi từ các lượt truy cập thành đơn hàng.
Hiểu một cách đơn giản, landing page là một trang có giao diện và tên miền gần giống một trang web bình thường, nhưng chỉ tập trung vào một nội dung nhất định. Ví dụ: giới thiệu chương trình khai trương của một nhãn hàng, giới thiệu chương trình khuyến mãi, giảm giá. Toàn bộ nội dung thường được gói gọn trong một trang duy nhất.
Trong các chiến dịch quảng cáo, landing page còn được gọi là trang đích. Và mục tiêu của các trang đích thường là thu hút lượt truy cập, lượt xem, lượt click và kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các CTA xuất hiện trên landing page (điền form đăng ký, mua hàng, nhận thông tin tư vấn,...).
Landing page và website là 2 khái niệm khiến nhiều người thường xuyên nhầm lẫn. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 hình thức này và vận dụng vào đúng các chiến lược Marketing của mình.
Landing page |
Website |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dựa vào các thông tin trên, chắc chắn bạn đã có thể phân biệt được thế nào là một trang landing page và một website. Đồng thời xác định được nên dùng loại hình nào cho các chiến dịch Marketing, quảng cáo của mình.
Để trả lời được câu hỏi này, hãy khám phá các thông tin dưới đây, bạn sẽ tìm được lý do tại sao landing page lại là trợ thủ đắc lực giúp các đơn vị kinh doanh có đơn hàng và tăng doanh thu.
Nếu bạn chỉ muốn truyền tải một nội dung đặc biệt đến khách hàng (chương trình giảm giá, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm,...) thì tạo một landing page là nhiệm vụ không thể thiếu.
Hãy thử tưởng tượng nếu khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn và được chuyển đến một trang ngập tràn thông tin không giống với những gì họ vừa thấy. Họ muốn tìm ưu đãi, nhưng nhấp chuột vào chỉ thấy toàn thông tin giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp. Họ sẽ nhanh chóng thấy khó chịu và rời đi khi không tìm thấy điều họ cần tìm.
Nhưng thay vào đó, bạn hướng người dùng đến một trang landing page đẹp, với nội dung trọng tâm, không bị phân tán bởi các nội dung khác, họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.
Tập trung toàn bộ nội dung trọng tâm trong một trang landing page sẽ giúp tạo ra những lợi thế chuyển đổi tốt hơn.
Nhiệm vụ chính của các trang landing page là hướng người dùng đến các hành động chuyển đổi thành đơn hàng bằng các nút đăng ký sử dụng, nhận tư vấn,...
Một nghiên cứu của HubSpot cho thấy khi tổng số lượng landing page tăng khoảng 10 - 15, thì số lượng khách hàng tiềm năng thu về sẽ tăng lên đến 55%.
Dựa vào con số này, chắc chắn bạn đã thấy vai trò quan trọng của landing page trong các chiến dịch Marketing có mục tiêu chuyển đổi.
Khi bạn sử dụng các landing page cho các chiến dịch khác nhau, bạn sẽ xác định được chân dung khách hàng dựa vào hành vi của họ trên các trang landing page.
Các dữ liệu thống kê, phân tích về giới tính, độ tuổi, hành vi mua hàng sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá về tệp khách hàng của mình hơn.
Đặc biệt với những doanh nghiệp có nhiều phân khúc sản phẩm, bạn sẽ phân tích được chân dung khách hàng của từng loại sản phẩm và có những chiến dịch quảng cáo phù hợp.
Dựa vào mục đích sử dụng, landing page cũng được chia thành các loại khác nhau.
Đây là dạng landing page có mục tiêu thu thập khách hàng tiềm năng (họ tên, email, số điện thoại,...). Để thu được thông tin khách hàng tiềm năng nhiều nhất, trên trang này sẽ được đính kèm các form đăng ký, nhận tư vấn.
Tùy vào từng chương trình mà bạn đang triển khai, các form đăng ký có thể hướng tới các hành động chuyển đổi khác nhau như: tặng kèm ebook, webinar, hội thảo offline, tư vấn, tặng quà, mã giảm giá,...
Landing page bán hàng là các doanh nghiệp giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. Mục đích là cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, từ đó thuyết phục họ mua hàng.
Các nội dung được thể hiện trên một trang sales page có thể là:
Các đặc điểm, tính năng nổi bật của sản phẩm
Chi phí, giá cả
Các chính sách ưu đãi
Chế độ bảo hành, các lợi ích mà khách hàng nhận được
Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn còn nhiều khía cạnh để khai thác, hãy thể hiện ra trên landing page để tăng độ nhận diện thương hiệu và thuyết phục họ hành động.
Thay vì sử dụng các form đăng ký để khách hàng điền thông tin thì click through page (landing page trung gian chuyển đổi) sẽ sử dụng những CTA chuyển hướng người dùng tới một trang khác. Trang này thường là website chính của doanh nghiệp.
Landing page này có nhiệm vụ cung cấp đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ để thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng truy cập website chính thức.
Sau khi tạo landing page, bạn cần phải tối ưu các yếu tố trên trang để đem về hiệu quả cao nhất. Các tuyệt chiêu dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng tối ưu chuyển đổi cho các trang landing page của mình.
Các nút CTA đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng hành động theo ý muốn của bạn. Những lời đề nghị đưa ra cần phải logic, rõ ràng và hấp dẫn để người dùng thấy được những lợi ích mà họ nhận được khi họ nhấn vào nút CTA của bạn.
Theo chuyên gia Marketing, Joe Chernov, “Marketing tốt làm cho công ty thông minh, nhưng marketing tuyệt vời làm cho khách hàng cảm thấy thông minh”. Khách hàng muốn được cảm thấy mình sáng suốt, thông minh và được tôn trọng trong từng hành động. Vì vậy, hãy để họ cảm thấy được những điều đó thông qua những lời đề nghị hấp dẫn và thú vị trên landing page của bạn.
Tâm lý của nhiều người làm Marketing là đưa hết tất cả thông tin mà họ nghĩ sẽ thu hút khách hàng lên trên giao diện của một trang landing page. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng và tốc độ load trang.
Đơn giản hóa là xu hướng phát triển của thời đại hiện nay. Khi người dùng click vào landing page, bạn chỉ có một vài giây để khiến họ hứng thú và thúc đẩy hành động chuyển đổi. Nếu bạn sử dụng quá nhiều thông tin không cần thiết, hoặc cố gắng “nhồi nhét” tất cả những gì bạn có vào tâm trí khách hàng, thì chắc chắn họ sẽ rời đi mà không kịp chú ý đến nội dung chính bạn muốn hướng đến.
Hãy trình bày các nội dung một cách đơn giản, có nhiều khoảng trống để nghỉ mắt và chú trọng làm nổi bật những ý chủ đạo. Chắc chắn bạn sẽ tạo được thiện cảm và thu hút được sự chú ý của người dùng.
Nếu bạn nghĩ màu sắc là yếu tố bình thường không ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi thì bạn đã nhầm. Theo Kissmetrics, “Khách hàng đặt màu sắc lên trên các yếu tố khác khi quyết định mua hàng”. Thực tế cho thấy 85% người tiêu dùng xác định màu sắc là lý do họ mua sản phẩm. Hơn 52% quyết định không quay lại trang web vì thiếu tính thẩm mỹ khi kết hợp màu sắc. Trong ví dụ của Starbucks, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua nút CTA nổi bật trên nền màu đen của landing page.
Kissmetrics cũng đưa ra các hướng dẫn về cách chọn màu cho landing page.
Đỏ, cam, đen và xanh biển nên được sử dụng để nhắm mục tiêu vào những người mua sắm tùy hứng.
Màu xanh đậm nên sử dụng để hướng tới những khách hàng có ngân sách nhỏ.
Các màu nhẹ hơn như hồng, xanh da trời và hồng nhạt được dùng khi hướng tới những đối tượng mua truyền thống, đặc biệt với các thương hiệu quần áo.
Để thuyết phục người truy cập để lại thông tin trên landing page, bạn phải có được lòng tin của họ. Dù bạn có cố gắng thể hiện website đẹp đến mức nào, nhưng không tạo được niềm tin với khách hàng thì khả năng chuyển đổi sẽ rất thấp.
Dưới đây là các cách đơn giản để xây dựng niềm tin của khách hàng
Thêm thông tin liên hệ
Đưa thông tin các bài báo, mạng xã hội về sản phẩm
Đưa thông tin số liệu về sản phẩm, người dùng, giải thưởng đạt được
Cung cấp thông tin về giấy chứng nhận
Hình ảnh cũng là một yếu tố giúp truyền tải thông điệp quan trọng tới những người truy cập vào landing page của bạn.
Giao diện landing page sẽ trở nên trực quan và thu hút khách hàng hơn khi bạn sử dụng những hình ảnh sinh động và có liên quan đến nội dung muốn truyền tải.
Ngoài các hình ảnh tĩnh, bạn hoàn toàn có thể thêm vào những hình ảnh động để tăng khả năng tương tác và hành động chuyển đổi của khách hàng.
Testimonial được hiểu là lời nhận xét của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Theo nghiên cứu, 91% khách hàng đọc các nhận xét online khi tìm kiếm sản phẩm. 84% người mua hàng tin tưởng những lời nhận xét mang tính cá nhân.
Những con số này cho thấy testimonial đóng góp một phần rất lớn trong quá trình quyết định mua hàng của người dùng.
50 nhận xét của khách hàng có thể đem đến 4.6% tỷ lệ chuyển đổi
Khi một doanh nghiệp có nhiều hơn 10 nhận xét, lưu lượng tìm kiếm có thể tăng lên 15-20%
Các đánh giá từ 3 - 4 sao có khả năng giúp tăng 2 lần gợi ý sản phẩm cho những người khác
Khi người dùng truy cập vào landing page, hãy cố gắng giữ họ ở lại đủ lâu để thực hiện hành động mà bạn mong muốn.
Vì vậy, hãy sử dụng các đường link điều hướng ra ngoài ở mức tối thiểu. Tránh người dùng thoát khỏi landing page đi đến các trang khác mà quên mất mục tiêu cần thực hiện trên landing page của bạn.
KẾT
Landing page là gì? Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về landing page và các cách tối ưu chuyển đổi trên landing page hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ vận dụng vào các chiến dịch của mình để tăng khả năng chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing sắp tới.
Tối ưu quảng cáo, tối đa khách hàng ngay hôm nay
Dùng thử miễn phí 7 ngày với đầy đủ tất cả các tính năng