Ngày 5 tháng 6 năm 2020 | Tối ưu Google Ads
SEO onpage là gì? Tại sao phải làm SEO onpage? Những cách nào để tối ưu SEO onpage hiệu quả? Bạn sẽ tìm được các hướng dẫn tối ưu seo website rõ ràng qua bài viết của AutoAds dưới đây.
Mục lục
SEO là quá trình tối ưu các yếu tố tạo nên một website, để website trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,...). Quá trình làm SEO hiệu quả sẽ giúp website hiển thị ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm, giúp tăng uy tín và chất lượng của website. Từ đó có nhiều lượt truy cập và có thêm nhiều đơn hàng hơn.
SEO onpage là các tác vụ được thực hiện trực tiếp trên các trang web của bạn. Các công việc tối ưu này được thực hiện ngay trên website với mục tiêu tối ưu website để có được nhiều lượt truy cập tự nhiên nhất. Các thao tác SEO onpage mà bạn cần thực hiện bao gồm tối ưu nội dung các bài viết, tái cấu trúc trang web sao cho phù hợp nhất với người dùng và tối ưu hiển thị các thẻ trên trang như meta, heading, hình ảnh.
Để thấy được tầm quan trọng của quá trình làm SEO onpage, bạn cần hiểu rằng các công cụ tìm kiếm sử dụng các tín hiệu để đọc nội dung của một trang web. Một số các tín hiệu quan trọng như từ khóa, tiêu đề, meta description, URL, alt text.
Trọng tâm chính của SEO onpage là cung cấp các tín hiệu cho công cụ tìm kiếm hiểu về ý nghĩa và ngữ cảnh nội dung trên website của bạn.
Nếu không làm SEO onpage, các công cụ tìm kiếm sẽ không bắt được nội dung trên trang web, và không thể hiển thị website của bạn khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan. Nếu không làm rõ chủ đề chính mà website của bạn đang hướng tới, Googlebot hoàn toàn có thể hiểu sai về nội dung của website, dẫn đến trang web của bạn không thể lên vị trí cao.
Một quá trình SEO onpage hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích:
Cải thiện khả năng sử dụng của trang web
Tăng độ tin cậy, uy tín website của bạn
Tăng thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm
Tiết kiệm ngân sách Marketing
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Với những lợi ích nói trên, chắc chắn SEO onpage là công việc mà bạn cần phải đưa vào trong các chiến lược phát triển của mình để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Onpage là quá trình thực hiện các thao tác trực tiếp trên website để giúp nó đạt thứ hạng cao hơn. Còn Offpage là các tác vụ thực hiện bên ngoài website như xây dựng backlink, share trên mạng xã hội, xây dựng những liên kết ngoài trang web.
Vì SEO onpage là quá trình thực hiện với chính website của mình, nên bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát hiệu quả của quá trình này.
Tuy nhiên, SEO offpage lại phụ thuộc vào sự tương tác và các backlink trả về, những đánh giá và các yếu tố hành vi người dùng khác. Bạn không thể kiểm soát và quyết định hiệu quả của quá trình này.
SEO onpage là quá trình tổng hợp nhiều tác vụ cần thực hiện trên một website. Vì vậy, các yếu tố dưới đây là những điều bạn cần phải quan tâm khi làm SEO onpage.
URL là các đường dẫn trên website của bạn. Đó có thể là những đường dẫn cho các bài blog, các trang con, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên website. URL là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình SEO onpage. Đối với quá trình SEO, URL cũng ảnh hưởng và quyết định vị trí xếp hạng của website.
Có một số lưu ý và yêu cầu để tối ưu URL hiệu quả nhất.
URL càng ngắn thì khả năng lên TOP càng cao
Chứa từ khóa SEO chính (từ khóa có nhiều lượt search nhất)
Liên quan đến nội dung bài viết
Thẻ title được sử dụng trên trang kết quả và hiển thị trong các đoạn preview khi người dùng tìm kiếm. Tiêu đề bài viết phải hấp dẫn, đúng nội dung mà người dùng quan tâm thì mới có nhiều lượt click. Đó là xét về góc độ tối ưu hiển thị, về góc độ công cụ tìm kiếm như Google, tối ưu title sẽ giúp các công cụ tìm kiếm nắm bắt dữ liệu nhanh và chính xác hơn.
Một số lưu ý khi tối ưu title:
Title cần chứa các từ khóa chất lượng
Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu title để tăng CTR và thứ hạng tìm kiếm
Title chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng phải thể hiện một cách tự nhiên nhất
Title không nên chỉ chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL
Nội dung title là duy nhất, không trùng lặp cho từng page
Các thẻ Heading đóng vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu SEO onpage. Các thẻ Heading được chia phân cấp thành H1, H2, H3,...
Trong đó dựa vào vai trò và vị trí trong bài viết, từng thẻ Heading sẽ có những lưu ý khác nhau. Dưới đây là những điều cần chú ý về thẻ H1:
Phải chứa từ khóa SEO
Thể hiện được nội dung tổng quát của bài viết
Chỉ có 1 thể duy nhất. Nhiều thẻ H1 sẽ khiến Googlebot không đọc được
Ngoài H1, các thẻ phân cấp H2, H3 cũng cần phải được tối ưu theo các tiêu chí cụ thể:
Ngắn gọn, thể hiện được nội dung của cả đoạn
Heading chứa một số từ khóa liên quan. Không nên nhồi nhét quá nhiều.
Các thẻ Heading có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của bài viết và thứ tự xếp hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm. Phân chia thứ bậc nội dung trong toàn bộ content không chỉ giúp các công cụ tìm kiếm đọc được nội dung, mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông điệp bạn muốn truyền tải.
Từ khóa là yếu tố quan trọng trong quá trình SEO onpage. Để làm nổi bật từ khóa trong bài và giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng index, bạn cần lưu ý các yêu cầu sau:
Từ khóa chính phải được in đậm
Mật độ từ khóa từ 1-3%
Phân bố đều theo các thẻ H trong bài
Từ khóa phụ cần được dàn trải xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý trong bài viết
Thẻ Meta là thuộc tính HTML mô tả ngắn gọn nội dung của trang web. Cùng với thẻ Title, thẻ Meta là 2 thông tin quan trọng quyết định thứ hạng website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Cũng như các yếu tố chuẩn SEO khác, bạn cũng phải đảm bảo các lưu ý để tối ưu thẻ Meta Description.
Mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, trang web
Không bị trùng lặp nội dung giữa từng bài, từng trang
Đặt từ khóa chính ở đầu phần mô tả
Các công cụ tìm kiếm không thể hiểu được thông tin của hình ảnh nên bạn cần tối ưu hình ảnh bằng ngôn ngữ mà Googlebot có thể đọc được. 1 hình ảnh ấn tượng có thể tạo ra rất nhiều lợi thế cho bài viết và giữ người đọc ở lại trang của bạn lâu hơn. Để tối ưu SEO onpage hiệu quả, các hình ảnh cần được tối ưu theo các tiêu chí:
Mỗi nội dung nên có ít nhất 3 hình ảnh
Đặt tên ảnh bằng các ký tự không dấu, được phân tách bởi dấu gạch ngang
Sử dụng tên ảnh, thuộc tính Alt để mô tả
Định dạng ảnh: gif, jpg, png
Tối ưu kích thước hình ảnh khi cho lên website
Internal link - liên kết nội bộ - là các siêu liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của site. Những liên kết này không chỉ có hiệu quả với quá trình SEO mà còn có thể tăng thời gian time on site của người dùng trên trang.
Internal link giúp điều hướng người dùng và hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Đồng thời, các bài viết còn được “tiếp sức” cho nhau và đem đến cho người dùng nhiều thông tin giá trị để cải thiện thứ hạng SEO của website.
Để tạo ra những internal link hiệu quả, bạn nên:
Tối thiểu 3 và tối đa 10 liên kết nội bộ trong một trang, tùy thuộc độ dài của từng nội dung
Không liên kết tới một trang quá 2 lần (Google chỉ tính link đầu tiên)
Link nội bộ cần liên kết đúng với nội dung mà bạn muốn hướng người đọc đến.
Anchor text là những văn bản biểu thị cho các siêu liên kết dẫn link sang một trang nội dung khác. Thay vì viết một đường link dài mấy dòng, thì các đường link được đặt trong các anchor text để người đọc dễ dàng hình dung ra nội dung mà đường link nói đến.
Nếu trong một bài viết có 2 liên kết giống nhau được đặt vào các anchor text khác nhau, thì Google chỉ tính liên kết đầu.
Một lưu ý là anchor text của bạn nên được đặt trong ngữ cảnh phù hợp với nội dung của trang đích. Một bài viết có thể có nhiều anchor text theo từng mục khác nhau.
Để tối ưu SEO onpage hiệu quả nhất, vị trí phân bổ của các từ khóa cũng cần được chú ý. Bạn nên phân bổ các từ khóa ở các vị trí sau:
Title
URL
Thẻ Meta Description
Thẻ H1
Đoạn giới thiệu đầu tiên của bài
Thuộc tính Alt của ảnh
Nên xuất hiện trong thẻ H2
Phân bổ dàn đều trong bài (đầu, giữa và cuối trang)
Kết hợp với mất độ phù hợp của các từ khóa sẽ giúp bạn có thêm nhiều cách tối ưu onpage phù hợp.
Các plug-in cho các mạng xã hội giúp mọi người dễ dàng chia sẻ bài viết của bạn. Một số các nút chia sẻ lên Mạng xã hội có thể được tích hợp nhau:
G+
Tận dụng nguồn “sức mạnh” từ các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn có thêm nhiều lượt truy cập và tăng khả năng tối ưu SEO onpage.
KẾT
Với các thông tin ở trên, chắc chắn câu hỏi “SEO onpage là gì?” không còn gây khó dễ cho bạn nữa. Hy vọng các cách SEO onpage được AutoAds tổng hợp sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cho quá trình SEO của mình.
Novaon AutoAds là đối tác cao cấp của Google tại Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp các giải pháp và công cụ tối ưu quảng cáo Google hiệu quả: MaxLead - Tối đa chuyển đổi trên website, Chặn click ảo - Tiết kiệm 50% ngân sách, Tối ưu quảng cáo Google, Google Shopping.
Tối ưu quảng cáo, tối đa khách hàng ngay hôm nay
Dùng thử miễn phí 7 ngày với đầy đủ tất cả các tính năng