14 điều người chạy quảng cáo cần biết về FACEBOOK ANALYTICS
Ngày 27 tháng 11 năm 2018 | Kiến thức marketing
Facebook Analytics chính là một công cụ miễn phí do mạng xã hội Facebook cung cấp giúp bạn phân tích số liệu một cách hiệu quả, trong khi đó, Facebook là một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Chính vì vậy, hình thức chạy quảng cáo trên Facebook ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Cùng Novaon Autoads tìm hiểu về công cụ này, có thể sẽ giúp ích cho việc chạy quảng cáo của bạn nhé.
Facebook Analytics là công cụ miễn phí do mạng xã hội Facebook cung cấp nhằm giúp chúng ta hiểu và tối ưu toàn bộ hành trình của khách hàng trên các kênh mà chúng ta sử dụng, để tương tác với khách hàng. Với Facebook Analytics, việc lấy thông tin chi tiết có giá trị từ dữ liệu của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cũng giống như Google Analytics, Facebook Analytics cũng là một công cụ đo lường chính xác và đáng tin cậy. Facebook sẽ bổ sung hỗ trợ phân tích cho Fanpage và chuyển đổi ngoại tuyến, tận dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hiển thị thông tin chi tiết và giúp Facebook Analytics có thể tùy chỉnh nhiều hơn.
2. Các chỉ số đo lường Fanpage
2.1 Audience Engagement
Theo Facebook, Engagement (Lượt tương tác) bao gồm lượt like, comment, share, lượt click mà bạn nhấn vào một bài viết trên Facebook.
Dennis Yu – Chuyên gia Facebook từng nhận định: “1 Comment có sức mạnh gấp 7 lần Like còn 1 lượt Share mạnh gấp 13 lần lượt Like”!
Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác) được tính bằng:
( Số lượt click + reaction + Comment+share)/số lượt người xem bài
2.2 Reach/ Impressions
Phân biệt giữa Reach và Impressions Impressions: Hiểu một các đơn giản thì khi ai đó nhìn thấy bài post của bạn, được tính là 1 Impressions, nếu họ nhìn thấy 2 lần thì tính là 2 Impressions. Reach: là số lượng người thấy bài post của bạn.
Ví dụ, nếu bạn chia sẻ bài post và nó được hiển thị 1 lần tới 10 bạn nhóm A và hiển thị 2 lần với 5 bạn nhóm B thì có nghĩa là: Tổng impressions là 20 nhưng tổng lượt reach chỉ là 5 mà thôi.
Đo lường lượng reach trên Facebook Analytics
2.3 Clicks to website or app
Có rất nhiều loại click khác nhau, có thể click vào một hình ảnh, click xem video. Nếu người dùng ghé thăm trang web của bạn, bạn sẽ muốn biết được họ đã làm gì trên website.
2.4 Audience Profile
Bạn có chắc bạn đang xây dựng được đúng lượng Audience? Phải làm sao khi bạn target đến lượng Audience của một đất nước có mức lương thấp trong khi giá sản phẩm của bạn lên đến $1,000? Theo dõi chặt chẽ lượng Audience bạn nhắm đến.
Hãy luôn nhớ rằng bạn có thể thu hút nhầm lượng audience cho dù bạn xây dựng được những nội dung độc đáo trên Fanpage.
2.5 Audience Response Rate
Càng tương tác với khách hàng mục tiêu, bạn càng thu hút được nhiều lượt tương tác đến nội dung và nhãn hàng của bạn. Hãy trả lời các comment trên trang nhanh nhất có thể.
2.6 Negative feedback
Những phản hồi tiêu cực là một trong những chỉ số đo lường chất lượng page của bạn. Nếu bài viết của bạn bị đánh nhiều Negative feedback thì sẽ dần dần mất lượt hiển thị và page có Negative feedback trung bình ở mức cao cũng dần mất khả năng reach của mình.
Vì vậy, để làm Marketing trên Facebook hiệu quả thì bạn cần giữ Negative feedback càng thấp càng tốt.
2.7 Time of Engagement
Các xu hướng (Trend) thường nhận được nhiều lượt tương tác nhất. Vì vậy, các bài post bạn chia sẻ có thể ảnh hưởng lớn đến lượng tương tác, nên việc phân tích trend là điều cần thiết.
Video hướng dẫn sử dụng công cụ Facebook Analytics. (Nguồn: www.youtube.com)
3. Cách nâng cao các chỉ số trên Facebook
3.1 Chia sẻ nội dung có lượt tương tác cao
Bạn cần phân tích các bài post xem đâu là loại content hoạt động tốt/không tốt trên page của bạn, bạn sẽ thấy được các Trend liên quan đến nội dung trang của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích để giúp bạn tìm kiếm các content có tính tương tác mà liên quan đến topic bạn định nói.
3.2 Quảng cáo Facebook
Bạn cần đầu tư cho quảng cáo trên Facebook để:
Quảng cáo những bài post quan trọng
Reach đến người dùng ít tương tác: Qua thời gian, các bài post của bạn có thể dần mất đi lượng fan tương tác. Khi đó, Facebook sẽ dừng việc hiển thị các bài post của bạn đến lượng fan không tương tác đó. Vì thế, chạy ads là cách giúp bạn kéo fans về hiệu quả nhất.
3.3 Tương tác với nội dung người dùng tạo trên Facebook
Khi ai đó viết bài dựa trên content mà bạn chia sẻ, hãy tương tác với các bài viết đó, đặc biệt là các bài viết của những người có sức ảnh hưởng lớn. Kiểm soát các bài viết đề cập đến nhãn hàng của bạn trên Facebook và có thể cảm ơn họ – những người đã chia sẻ bài viết của mình lên trang cá nhân của họ.
3.4 Tăng tỷ lệ trả lời fans
Facebook Insights đưa ra con số cụ thể về tỷ lệ trả lời fans của một fanpage. Bạn càng trả lời sớm thì bạn có thể nhận được nhiều lượt tương tác hơn.
3.5 Tăng thêm lượt traffic vào website bằng cách repost các bài viết
Nếu bạn đăng một nội dung mới, bạn hãy post lại nội dung đó nhiều hơn. Có vài tips giúp bạn repost nội dung bớt nhàm chán và thêm phần thú vị:
Chọn một câu thật hay trong bài viết của bạn và share nó cùng với 1 ảnh cụ thể.
Chọn ra một nhan đề trong bài viết của mình và share nó với một ảnh khác.
Hãy viết vài câu thể hiện lý do vì sao bạn muốn repost lại bài viết đó, có thể là bởi nó thú vị, có thông tin hay …
Các cách này sẽ giúp bạn có thể post một bài nhiều lần và kiếm thêm nhiều lượt reach hơn.
3.6 Nâng cao các kênh chuyển đổi
Khi có nhiều khách hàng truy cập vào website của bạn, và bạn muốn dẫn dắt họ đến các trang khác, bạn có thể:
Điều chỉnh quy trình chuyển đổi dựa trên những người đến trang web của bạn từ Facebook.
Thiết lập một landing page cho Facebook, sau đó, quảng cáo nó đến fans của bạn.
Tự động theo dõi người truy cập vào trang web của bạn và retarget họ bằng cách chạy ads Facebook các nội dung họ đã xem.
4. Cách sử dụng Analytics của Facebook trên Android, iPhone
Để theo dõi Fanpage hiệu quả, các bạn cần tìm hiểu cách sử dụng ứng dụng Analytics của Facebook trên Android, iPhone theo các bước dưới đây:
Bước 1: Các bạn sẽ tải và cài đặt ứng dụng Facebook Analytics cho Android, iPhone.
Bước 2: Sau khi đã tải và cài đặt thành công ứng dụng này, chúng ta sẽ khởi động Facebook Analytics và tìm hiểu cách sử dụng ứng dụng này.
Bước 3: Trong lần đầu truy cập, hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn đăng nhập vào tài khoản Facebook mà bạn đang đăng nhập tại ứng dụng Facebook hay không, ấn chọn Tiếp tục đăng nhập.
Lúc này hệ thống sẽ xuất hiện chào mừng truy cập tới Facebook Analytics, các bạn vuốt màn hình để bỏ qua màn giới thiệu này ,
Bước 4: Sau đó, các bạn sẽ ấn chọn mục Get Started để bắt đầu tìm hiểu về ứng dụng này. Hệ thống sẽ yêu cầu bạn lựa chọn các trang Facebook mà tài khoản Facebook cá nhân đang quản lý.
Bước 5: Chương trình sẽ tiến hành tải dữ liệu về trang Fanpage Facebook của bạn. Tại mục báo cáo này, chúng ta có thể lựa chọn biểu tượng dấu "+" để thêm các biểu đồ khi sử dụng Analytics của Facebook quản lý trang Facebook hiệu quả hơn.
Lưu ý:Đôi khi trong lần đầu sử dụng ứng dụng Facebook Analytics hệ thống sẽ không hiển thị các biểu mẫu, các bạn sẽ cần phải khởi động lại thiết bị hoặc chờ sau đó 1 ngày để hệ thống lưu lại quá trình hoạt động của FanPage.
Bước 6: Để có thể thay đổi Fanpage quản lý, chúng ta sẽ ấn chọn vào mục tên trang FanPage ở trên cùng màn hình thiết bị. Và lựa chọn vào một trang Facebook khác như hình dưới.
5. Những tính năng chính khi sử dụng ứng dụng Analytics Facebook
Hiển thị các chỉ số, thông báo quan trọng về Fanpage với các chức năng như: ứng dụng, trang web, bot, các nhóm nguồn sự kiện.
Hỗ trợ xem các biểu đồ phát triển Fanpage ngay trên điện thoại với các chỉ số như: người dùng đang hoạt động, doanh thu, tỷ lệ giữ chân, nhân khẩu học và sự kiện.
Luôn cập nhật các tình hình mới nhất về các nhóm khách hàng, đối tượng truy cập sử dụng Fanpage.
Nhận và thông báo các thông tin khi có bất thường trong dữ liệu của bạn.
Trên đây là những chia sẻ về Facebook Analytics và những điều cần biết, giúp bạn quản lý và sử dụng hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển Fanpage của mình.Theo dõi Novaon Autoads để cập nhật nhanh nhất những kiến thức về Digital Marketing.