Lựa chọn quảng cáo Google Ads hay quảng cáo GDN?

10/18/2018 | Google Ads optimization

Google Ads optimization

Quảng cáo Google Search và quảng cáo GDN là 2 hình thức quảng cáo Google Ads được các nhà quảng cáo lựa chọn nhiều nhất. Cả 2 hình thức quảng cáo này đều có những điểm mạnh riêng, các nhà quảng cáo hãy lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với chiến dịch quảng cáo của mình. Vậy thì, khi nào nên dùng quảng cáo Google Search, khi nào nên dùng GDN?

Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads (tên cũ Google AdWords) là một dịch vụ thương mại của Google cho phép khách hàng mua những quảng cáo bằng chữ hoặc hình ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác Google Adsense cung cấp. Để sử dụng được dịch vụ AdWords, người dùng phải đăng ký một tài khoản Google.

Năm 2000, Google đã giới thiệu AdWords, một chương trình tự phục vụ nhằm tạo các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Ngày nay, giải pháp quảng cáo của Google, bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên điện thoại di động và quảng cáo video cũng như quảng cáo văn bản thuần túy mà Google đã giới thiệu hơn một thập kỷ trước, giúp hàng nghìn doanh nghiệp phát triển và thành công.

Google AdWords tạo doanh thu chính cho Google (21 tỷ USD trong năm 2008)

Kể từ ngày 24/7/2018, Google AdWords được đổi tên thành Google Ads

(Theo Wikipedia)

Quảng cáo Google Ads bao gồm: Quảng cáo Google Search và quảng cáo GDN.

1. Quảng cáo Google Search

Chạy quảng cáo Google Search nói đơn giản là website bạn sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google mà không cần SEO từ khoá.

Với những kết quả tìm kiếm có ký hiệu QC hoặc Ad, đó chính là những website đang bỏ tiền để chạy quảng cáo Google Adwords.

Cụ thể thì đây là một hình thức quảng cáo mà bạn sẽ phải trả phí để quảng cáo của bạn hiển thị ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm Google thông qua việc lựa chọn các từ khóa liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp. Với mỗi click của khách hàng vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ phải trả một khoản tiền tương ứng với giá thầu từ khóa đó.

2. Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (Google Display Network) là hình thức quảng cáo hiển thị bằng banner trên các trang web thuộc chương trình đối tác Google Adsense. Bạn có thể tự tạo quảng cáo, nhắm mục tiêu đến các đối tượng theo chiến dịch quảng cáo của bạn.
Tham khảo: Có nên lựa chọn quảng cáo GDN - Google Display Network?

Bạn cần chuẩn bị những gì để chạy quảng cáo GDN

- Sản phẩm/dịch vụ

- Trang web

- Ngân sách

- Banner

Các hình thức đấu giá trong quảng cáo GDN

CPC (Cost per click): Số tiền tối đa mà bạn có thể trả cho mỗi nhấp chuột khi người dùng click vào banner khi quảng cáo của bạn hiển thị trên website thuộc hệ thống quảng cáo GDN.

CPM: Số tiền trên mỗi nghìn lần hiển thị banner.

3. Đối với quảng cáo Google Adwords thì có 4 hình thức tính phí:

CPC (Cost per Click) - thu tiền theo từng click: bạn sẽ phải trả một khoản chi phí khi khách hàng tìm kiếm trên Google và click vào quảng cáo của bạn. (tất nhiên nếu không ai click thì bạn sẽ không bị mất tiền :))

Bạn có thể lựa chọn đặt giá thầu cao hơn giá thầu ước tính, nhưng hệ thống sẽ tính phí giá thầu thực tế cao hơn đối thủ của bạn một chút.

Ví dụ: Bạn đặt CPC 2000, nhưng giá thầu của người ở vị trí thứ 2 là 900đ, vậy thì bạn chỉ phải trả 901đ để có vị trí thứ nhất.

Bạn có thể cài đặt hệ thống chạy tự động hoặc thủ công nhưng mình khuyên các bạn nên lựa chọn đặt thủ công. Vì, nếu bạn để ở chế độ từ động thì Google sẽ tự động đẩy giá thầu của bạn lên cao so với các đối thủ khác để có được vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm Google. Như vậy sẽ rất khó kiểm soát mà hiệu quả có khi lại không cao.

CPM (Cost per Mille)  – thu tiền dựa trên số lần hiển thị

Khi doanh nghiệp của bạn muốn đẩy mạnh làm thương hiệu, quảng bá hình ảnh , tạo sự chú ý cho mọi người thì bạn có thể lựa chọn hình thức quảng cáo CPM trên mạng hiển thị Display của Google. Với hình thức này, bạn cần trả tiền dựa trên số lần quảng cáo của bạn được hiển thị.

CPM tính theo đơn vị nghìn lần. Tức là, cứ mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo trên trang Google hay trang đối tác liên kết với Google thì doanh nghiệp sẽ trả cho Google một khoản chi phí nhất định.

(Lưu ý: Chi phí này sẽ không tính theo số nhấp chuột của khách hàng mà là số lần hiển thị của quảng cáo, tức là kể cả khi khách không nhấp chuột  vào quảng cáo thì bạn vẫn phải trả phí).

CPA (Cost per Action)– trả tiền cho hành động

Hình thức này tại Việt Nam hiện chưa phổ biến lắm. Bạn có thể hình dung như thế này: Khi khách hàng truy cập vào trang web của bạn và thực hiện một hành động như mua hàng, đăng ký thành viên mất phí, nạp tiền,...thì bạn phải trả tiền cho hành động đó của khách hàng. Quảng cáo này cho phép bạn lựa chọn hành động nào của khách hàng mà bạn mong muốn và bạn chấp nhận trả bao nhiêu tiền cho hành động đó.

CPV (Cost per View) – trả tiền cho quảng cáo Video

Với hình thức này sẽ cho phép quảng cáo Video của bạn hiển thị trên mạng Google Display như trên Youtube chẳng hạn.

Mỗi khi khách hàng xem một video nào đó có liên quan tới quảng cáo của bạn thì Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn bên cạnh video mà khách hàng đang xem và bạn phải trả tiền cho việc này.

Bạn có thể cài đặt thời gian mà bạn không phải trả phí. Ví dụ như bạn cài đặt thời gian bắt buộc 15s thì nếu người xem ngừng trước 15s thì bạn sẽ không mất tiền. Thời gian này tùy thuộc vào thời gian của video và định dạng của video đó.

Trên đây là những kiến thức về Google Adwords là gì? Và những hình thức quảng cáo trên Google Ads. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp cho chiến dịch của mình.

4. Khi nào nên chạy quảng cáo Google Search?

Như đã nói ở trên, thì với quảng cáo Google Search bạn sẽ phải trả tiền cho những click vào mẫu quảng cáo và website của bạn. Với quảng cáo Google Search, mẫu quảng cáo của bạn sẽ được xuất hiện trên trang đầu tiên trên trang tìm kiếm Google và nằm trong những vị trí thuộc vị trí quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm của quảng cáo Google Search đó là tiếp cận chính xác nhóm khách hàng tiềm năng, quảng cáo hiển thị sau 5 phút, chi phí thấp và hiệu quả cao, dễ dàng điều chỉnh và quản lý ngân sách quảng cáo.

Theo đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn quảng cáo Google Search trong trường hợp bạn có ngân sách quảng cáo giới hạn. Bởi, quảng cáo Google Search có ưu thế về khả năng tối ưu và quản lí ngân sách hiệu quả.

Mặt khác, nếu đang kinh doanh các dịch vụ dân sinh có giá trị cao, dịch vụ theo mùa, dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, kinh doanh nhiều sản phẩm cùng lúc...thì bạn có thể thực hiện quảng cáo Google Ads để tối ưu lợi nhuận.
>> Xem ngay: Công cụ tối ưu quảng cáo Google Ads miễn phí với Novaon AutoAds

5. Khi nào nên chạy quảng cáo GDN?

Ưu điểm của quảng cáo Google Display Network

- Quảng bá hình ảnh website doanh nghiệp đến mọi thị trường trên thế giới.

- Mở rộng khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu, hình ảnh qua các website có cùng lĩnh vực.

- Quảng cáo đánh trúng vào đối tượng khách hàng với sự lựa chọn lọc theo: sở thích, độ tuổi, lĩnh vực, quốc gia hay ngôn ngữ hiển thị.

- Hiển thị banner đa dạng theo: văn bản, hình ảnh, text, video,...

- Thay đổi thông điệp quảng cáo dễ dàng theo từng thời điểm.

- Hiển thị với nhiều kích thước khác nhau. Các kích thước banner được áp dụng: 120 x 600, 160 x 600, 200 x 200, 250 x 250, 300 x 250, 320x50, 336x280, 468 x 60, 728 x 90, 970x90.

Khác với quảng cáo Google Ads, quảng cáo GDN được hiểu là hình thức quảng cáo Google thông qua việc sử dụng banner, văn bản để quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp trên các website được đăng ký với Google Adsense như Youtube, Zing, 24h.com.vn, blogger, gmail...

Quảng cáo GDN có độ phủ sóng cao 85% người lướt web sẽ được hiển thị quảng cáo.

Nhìn chung, mỗi loại quảng cáo đều có những điểm mạnh riêng, và nhà quảng cáo cần  áp dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả quảng cáo rất cao.

 

Finds the 'unoptimized' points that make your Google Ads ineffective.

Get optimizing suggestions
  • Facebook
  • Messenger

Optimize advertisements, maximize your customer right now

Complete all the professional features and experienced support

7 days free trial with full features of our full service package

Start your free trial