Meta Description là gì? 6 BÍ KÍP tạo Meta Description TỐI ƯU & THU HÚT

Ngày 13 tháng 11 năm 2019 | Tối ưu Google Ads

Tối ưu Google Ads

Là một Marketer bạn có bao giờ boăn khoăn: Meta Discription là gì? Tại sao Meta Discription lại đóng vai trò quan trọng đối với mỗi bài viết Blog trên Website? Làm thế nào để tạo ra một Meta Discription hiệu quả và thu hút người đọc? 
Ở bài viết dưới đây, AutoAds xin gửi các bạn định nghĩa chi tiết về Meta Discription và 6 bí kíp tạo ra thẻ Meta Description hấp dẫn và chất lượng!

MỤC LỤC 
1. Meta Description là gì?
2. Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
3. Cách viết Meta Description chuẩn SEO
4. Cách tạo thẻ Meta Description thu hút người đọc


1. Meta Description là gì?
Thẻ mô tả meta description trong HTML được hiểu là là đoạn mã gồm 160 ký tự được sử dụng để tóm tắt sơ lược về nội dung của trang web. Các thẻ này được tạo ra phải là duy nhất cho mỗi trang trên một Website của bạn và chúng sẽ cung cấp cho người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm một ý tưởng chính xác về những gì họ mong đợi về Website của bạn khi họ nhấp vào trang của bạn. 
Meta description còn có thể được tạo cho hầu hết tất cả các dạng nội dung: Từ 1 trang web bình thường đến các bài viết cho blog, về case studies hay ebooks; miễn là các nội dung ấy sẽ được đăng tải trên website của bạn thì bạn đều có thể viết thẻ mô tả cho chúng.

Mô tả meta description là một phần cực kỳ quan trọng cho bất kỳ chiến lược SEO nào cho website. Vì vậy, nếu bạn không quen thuộc cách tạo ra những meta description hoặc không chắc chắn cách tối ưu hóa khi tạo ra chúng. Tìm hiểu xem Meta Description là gì và nó quan trọng ra sao với SEO như thế nào, cũng như tối ưu chúng giúp bạn để mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.


2. Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
Google muốn các snippets phản ánh nội dung chính kết quả trang Web tìm kiếm và luôn ưu tiên lựa chọn các thẻ Meta Description của trang (nếu có) bởi nó là thứ quyết định người dùng có nhấn vào đường dẫn URL đó hay không. Thẻ Meta Description phải cung cấp đủ và chính xác thông tin mà người đọc đang cần. Việc đọc thẻ Meta cũng giúp người đọc tiết kiệm thời gian tìm đi tìm lại nội dung và tiết kiệm lưu lượng Website.

Một thẻ Meta tốt sẽ mang đến 3 lợi ích sau:
• Thu hút người đọc truy cập vào Website, tăng CTR (tỉ lệ click chuột) trên cả Google và trang mạng xã hội khác (Facebook, Instagram…).
• Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
• Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.


3. Cách viết Meta Description chuẩn SEO
3.1 Độ dài hợp lý (Tối đa khoảng 155 ký tự)
Không có độ dài tiêu chuẩn trong thẻ Meta, bởi mỗi thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải là khác nhau. Bạn nên dành đủ không gian để truyền tải thông tin nhưng hãy khéo léo viết một cách ngắn gọn và linh hoạt.

Mô tả Meta không nên dài quá 155 – 160  ký tự, nếu không thẻ mô tả Meta Description của bạn sẽ bị mất hiển thị đoạn nội dung sau đó. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã chèn từ khóa quan trọng của bài viết trong 155 ký tự đầu tiên của Meta Description.
meta description 1
3.2 Xuất hiện từ khóa
Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong thẻ Meta Description chuẩn SEO. Hãy nhớ rằng từ khóa của bạn được hiển thị trong phần này. Các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm từ khóa để làm nổi bật trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp Website của bạn có nhiều lượng traffic hơn.
meta description 2
3.3 Thẻ Meta Description được viết với giọng văn tích cực
Viết thẻ mô tả dễ đọc, dễ hiểu mang tính tích cực là điều cần thiết khi bắt đầu thẻ meta. Nếu bạn nhồi quá hiều từ khóa người đọc sẽ hoài nghi rằng đây là một Web spam và bỏ qua Website của bạn ngay lập tức. Hoặc nếu như bạn để lời kêu gọi nhấp chuột vào Website ở thẻ Meta, điều này sẽ khiến người tìm kiếm cảm thấy chán nản và không biết mình sẽ nhận được gì khi click vào đây.

3.4 Sử dụng đoạn mã phong phú
Dù không bắt buộc nhưng đây là một yếu tố khá quan trọng trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Bạn có thể thêm các yếu tố như Xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, đánh giá sản phẩm, lượng calo… để tăng sức hấp dẫn cho chúng.
meta description 3Ví dụ: Nếu bạn đang bán các sản phẩm dành cho người am hiểu công nghệ thì tất nhiên việc tập trung vào thông số kỹ thuật sản phẩm là một ý tưởng hay. Bạn có thể thêm nhà sản xuất, SKU, giá cả… vào phần mô tả nếu như mục tiêu khách hàng bạn quan tâm tới thông số kỹ thuật.

3.5 Độc đáo - Không trùng lặp thẻ Meta Description
Trải nghiệm người dùng trên Google sẽ bị cản trở nếu như bạn có thẻ Meta giống với các trang Website khác. Dẫu cho Title bài viết có thể khác nhau nhưng nếu tất cả các bài viết có miêu tả giống nhau sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng Website của bạn. Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả Meta.


4. Cách tạo thẻ Meta Description thu hút người đọc
4.1 Tạo ra một Meta Description vừa đủ dùng
Một trong những quy tắc tối thiểu và đơn giản để làm cho thẻ mô tả của bạn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn đúng với cấu trúc trong Marketing đó chính là đủ chữ. Google vẫn chưa có công bố nào chính thức nào cho việc này, cho nên để an toàn và tốt nhất cho thẻ mô tả của bạn nên bao gồm khoảng 155-160 ký tự là đủ. Mặc dù không có bất kì quy chuẩn rõ ràng nào, nhưng để có được một đoạn mô tả gây ấn tượng lôi cuốn với khách hàng thì trước hết hãy làm cho nó đủ ở mặt hiển thị trong phần tìm kiếm.

4.2 Sử dụng hiệu quả từ khóa quan trọng của bạn
Google hay hầu hết các công cụ tìm kiếm lớn khác, sẽ in đậm các truy vấn về tìm kiếm trong tiêu đề và mô tả của các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Do đó, nên kết hợp các từ khóa được nhắm mục tiêu và vị trí của bạn, nếu có liên quan vào phần mô tả meta của bạn. Tiêu đề meta đã được chèn vào mục CMS của bạn.

Có thể nói việc kết hợp sử dụng các từ khóa quan trọng của bạn có trong phần Meta Description sẽ tạo ra tỷ lệ SEO tốt, dễ dàng gây ấn tượng và lôi cuôn mạnh mẽ hơn với độc giả hơn. Thêm vào đó, việc biết rõ thẻ Meta Description là gì cũng sẽ giúp cho các Marketer tận dụng được những tiềm năng hữu ích của nó để tạo ra một đoạn mô tả thực sự có hiệu quả và lợi ích cao.

meta description 4
4.3 Sử dụng những từ ngữ nhấn mạnh, ấn tượng trong phần mô tả
Đoạn mô tả của Meta Description nếu có những từ khóa hay từ ngữ gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay lập tức khi đọc lần đầu. Các thẻ meta description tốt nhất sẽ tạo nên những tác động đáng kinh ngạc. Để làm được như vậy và mang lại hiệu quả cao thì thẻ meta cần chọn lọc vốn từ ngữ có tính diễn đạt cao.
Một số từ ngữ gợi ý khi tạo ra các thẻ Meta Description như “Kinh ngạc”, “Số 1”, “hàng đầu”, “phải biết”….. Một Meta Description chất lượng mà gây đủ ấn tượng với khách hàng ngay khi thấy nó thì những từ ngữ có yếu tố cực kì mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định vị thế hàng đầu sẽ là điều được người đọc chú ý tới khi lướt đọc đoạn tiêu đề mô tả ngắn gọn của một bài viết. 

4.4 Từ ngữ có thể tóm tắt được bài viết
Có thể thấy được sự hiệu quả của việc đọc một Meta Description ngắn gọn, xúc tích đầy đủ ý sẽ dễ dàng gây ấn tượng với người đọc hơn khi tìm kiếm, từ đó sẽ tăng tỷ lệ click chuột vào bài viết của bạn hơn. Nói cách khác đơn giản hơn đó là bạn cần đưa ra lời mời gọi hết sức khéo léo, đủ sức thu hút khách hàng. 
Một mô tả meta lý tưởng nhất có thể là câu đó nên đọc một cách ngắn gọn, hấp dẫn. Điều này có nghĩa là thu hút sự chú ý của người dùng khi tìm kiếm, thu hút sự chú ý từ thanh công cụ tìm kiếm vào những gì trên trang và khuyến khích người tìm kiếm nhấp vào trang web. 

4.5 Không nhồi nhét từ khóa trong thẻ
Bạn chỉ nên dùng từ khóa 1 lần duy nhất trong thẻ mô tả và ở càng gần vị trí đầu càng tốt. Nếu buộc phải dùng thêm một lần nữa thì nên sử dụng từ khóa phụ hoặc từ đồng nghĩa hoặc từ khóa LSI.

4.6. Không sử dụng dấu ngoặc kép “…” trong thẻ
Robot Google khi quét đến phần “..” sẽ tự động hiểu là hết và sẽ ngắt đoạn ở ngay chỗ đó. Vậy nên, đoạn giới thiệu của bạn sẽ vô tình bị cắt cụt ngủn gây khó hiểu đối với người đọc.

Tốt nhất là bạn không nên sử dụng dấu ngoặc kép hay những ký tự khác không phải là con số. Trường hợp đặc biệt bắt buộc phải sử dụng ký tự đặc biệt, bạn nên tham khảo vả sử dụng ký tự thực tế HTML (entity) để Google không hiểu lầm.  

Với 6 bí kíp trên, chắc hẳn bạn đã hình dung được một Meta Description chất lượng phải đảm bảo đủ các yếu tố nào. Có thể thấy, dù chỉ là phần giới thiệu ngắn gọn nhưng thẻ Meta Description có vai trò quan trọng như thế nào trong việc tối ưu hóa thanh công cụ tìm kiếm. AutoAds hy vọng các bạn có thể tự tạo ra những Meta Description chất lượng thu hút người dùng từ đó đem lại nhiều chuyển đối, tối đa doanh thu. 

Novaon AutoAds là đối tác cao cấp của Google tại Đông Nam Á, có 14 năm kinh nghiệm triển khai thành công các chiến dịch quảng cáo Google cho hơn 35.000 khách hàng, tối ưu hơn 45.000.000 lượt nhấp chuột và 4.000.000 lượt chuyển đổi mỗi tháng. Chúng tôi thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích, những tính năng mới nhất, những case study giúp tối ưu quảng cáo hiệu quả. 

Để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quảng cáo Google Ads hãy follow các bài viết của AutoAds hoặc đăng ký sử dụng miễn phí các sản phẩm tối ưu quảng cáo của AutoAds: MaxLeadChặn Click ảoTối ưu quảng cáo Google và Google Shopping.


>>> Trải nghiệm miễn phí công cụ Chặn click ảo tại đây:

 

Tìm ra những điểm "Chưa tối ưu" khiến quảng cáo Google của bạn không hiệu quả.

Nhận Gợi Ý Tối Ưu
  • Facebook
  • Messenger

Tối ưu quảng cáo, tối đa khách hàng ngay hôm nay

Đầy đủ mọi tính năng và chuyên viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ

Dùng thử miễn phí 7 ngày với đầy đủ tất cả các tính năng

Dùng thử miễn phí