Có nên kinh doanh online? Bán hàng trên mạng có hiệu quả không?

Ngày 17 tháng 8 năm 2020 | Kiến thức marketing

Kiến thức marketing

Kinh doanh online là gì? Có những ưu nhược điểm gì? Bán hàng trên mạng có hiệu quả không? Có phù hợp với bạn không? Cùng Autoads trả lời những câu hỏi trên qua bài viết này.

Table of Contents


1. Bán hàng online là gì?

Bán hàng online hay còn được gọi là bán hàng trực tuyến là hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra gián tiếp. Người bán không nhất thiết phải có một cửa hàng, giao dịch được thực hiện mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp từ hai bên. Nhờ vào sự phát triển của mạng Internet, người mua và người bán có thể dễ dàng liên hệ với nhau thông qua các thiết bị điện tử.

Thực chất, bán hàng online cũng tương tự với bán hàng truyền thống. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, bạn đều cần phải có:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn cung cấp
  • Kênh bán hàng
  • Thông tin liên hệ người bán
  • Tên thương hiệu
  • Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
  • Sự tương tác, trao đổi với người mua

Kinh doanh online có thể bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa trực tuyến hoặc cung cấp một dịch vụ trực tuyến. Là một người chủ cửa hàng kinh doanh online, bạn có vô vàn những lựa chọn khác nhau về lĩnh vực mình muốn tham gia.
Bán hàng online là gì?

2. Xu hướng lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam

Có thể dễ dàng nhìn thấy ngành hàng thương mại điện tử không chỉ riêng tại Việt Nam, mà trên toàn thế giới đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, hứa hẹn sự bùng nổ và tiếp tục phát triển trong tương lai. Đặc biệt trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thương mại điện tử ngày càng thể hiện vai trò là ngành hàng nóng nhất, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới. Công nghệ kỹ thuật ngày càng cải tiến cũng là bàn đạp cho thương mại điện tử phát triển nở rộ. 

Việt Nam với tốc độ phát triển nền kinh tế nhanh tại khu vực hứa hẹn đem lại vô vàn cơ hội cho không những các nhà bán lẻ truyền thống mà còn những nhà bán hàng trực tuyến. Thị trường thương mại điện tử tăng trưởng mạnh với 35,9 triệu người dùng trong năm 2019. đem lại doanh thu tới 2,7 tỷ đô la và hứa hẹn sẽ có sự bùng nổ trong tương lai.

  • Lượng người sử dụng Internet cao, chiếm hơn ½ dân số cả nước
  • 35 triệu người dùng điện thoại thông minh, hỗ trợ các công việc sinh hoạt, mua sắm hằng ngày, dự báo tăng đến 40 triệu người vào năm 2021

Đây là những điều kiện tốt cho ngành thương mại điện tử tiếp tục phát triển, là cơ hội cho nhiều nhà đầu tư muốn tham gia bán hàng online. Nhà nước luôn tạo điều kiện, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, vật lực nhằm tạo ra môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, từ đây có thể khẳng định thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ khắc phục được những khó khăn hạn chế, đạt được nhiều bước tiến lớn trong tương lai.

3. Có nên bán hàng online không?

Bạn băn khoăn liệu bán hàng online có nên hay không? Bán hàng trên mạng có hiệu quả không? Có phù hợp với bạn không? Hãy cùng liệt kê những điểm mạnh của kinh doanh online, bên cạnh những hạn chế của hình thức kinh doanh này. 

3.1 Ưu điểm 

Bán hàng trên mạng có hiệu quả không? Bán hàng online có nhiều ưu điểm, lợi ích đáng kể cho người bán hàng. Xu hướng dịch chuyển dần sang hình thức giao dịch buôn bán trực tuyến hiện nay đã khẳng định tiềm năng của thị trường này.

3.1.1 Giảm thiểu chi phí

Lợi ích lớn nhất của bán hàng online không thể không nhắc đến là tiết kiệm chi phí tối đa. Với một cửa hàng truyền thống, các chi phí trong mặt bằng, sinh hoạt, thiết bị tiêu tốn một khoản đầu tư không nhỏ. Chưa kể đến chi phí phát sinh, bảo dưỡng, tổn hao không quá trình sử dụng cũng là gánh nặng lớn cho mỗi nhà đầu tư.

Bán hàng online cũng yêu cầu những khoản chi phí như thiết lập và duy trì website, chi phí quảng cáo,... tuy nhiên chúng là không đáng kể khi so sánh với việc vận hành một cửa hàng bán lẻ truyền thông. 

3.1.2 Tiết kiệm nhân lực

Nhân lực là vấn đề mà bán hàng online có thể giải quyết. Với một cửa hàng bán lẻ truyền thống, bạn có thể cần đến một đội ngũ gồm nhân viên thu ngân, nhân viên tư vấn sản phẩm, nhân viên kiểm kho, kế toán,... Những công việc liên quan đến thu ngân, thống kê doanh thu, chốt kiểm sản phẩm, quản lý cửa hàng có thể mất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian, trong khi người làm kinh doanh online hoàn toàn có thể tự động hóa các công đoạn này nhờ vào cải tiến công nghệ. Người mua hàng có thể mua hàng, thanh toán trong vòng vài phút, người bán có thể có ngay thông tin người mua, chốt đơn hàng hoàn toàn không mất thời gian. Các hệ thống quản lý kho hàng online cập nhật đơn hàng, số lượng hàng hóa tồn dư nhanh chóng mà không tốn sức người.

3.1.3 Quy mô kinh doanh lớn

Nếu bạn có hoài bão mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng, bán hàng online chính là phương thức tuyệt vời dành cho bạn. Với một chiến lược kinh doanh online, bạn có thể nhắm mục tiêu thị trường toàn cầu, tiếp cận được những đối tượng khách hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia, châu lục khác nhau. 

Trong khi phạm vi kinh doanh truyền thống có thể bị bó hẹp trong địa phương, người làm kinh doanh online có thể dễ dàng hơn trong việc đưa thương hiệu của mình tiếp cập nhóm khách hàng tiềm năng khổng lồ sử dụng Internet. 

3.1.4 Tương tác nhanh chóng

Nhờ sự phát triển của Internet, người bán có thể dễ dàng liên hệ, tương tác với cộng đồng người mua hàng. Người mua thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng để có được thông tin về dịch vụ, sản phẩm có thể nhân được tư vấn, hỗ trợ từ phía chủ cửa hàng thông qua email, tin nhắn, chat.

Với sự phát triển của các mạng xã hội, cũng như các sàn thương mại điện tử ngày càng cải tiến tính năng hỗ trợ người mua trao đổi trực tiếp nhanh chóng với người bán hàng, chỉ cần một cú click chuột, việc tương tác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

3.1.5 Khả năng cung cấp thông tin

Với khả năng lưu trữ thông tin không hạn chế, bạn có thể đưa ra thông tin, hình ảnh trực quan của hàng loạt các sản phẩm đến người dùng. Với một trang web kinh doanh, bạn có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, mô tả sản phẩm dịch vụ, phương thức liên hệ, các thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp, chiếm được lòng tin của khách hàng.

3.1.6 Tiện lợi

Chỉ với vài cú click chuột, thanh toán nhanh gọn, hỗ trợ tư vấn 24/7, người mua hàng đã có được sản phẩm mà mình mong muốn. Tính tiện lợi trong giao dịch trực tuyến là điểm mạnh lớn giúp thương mại điện tử ngày càng phát triển. Không cần đến tận cửa hàng để mua hàng, có được mức giá tốt, dễ dàng so sánh các sản phẩm, người tiêu dùng dần có xu hướng tò mò với mua bán hàng hóa online.
Ưu điểm của bán hàng online

3.2 Điểm yếu

Tuy nhiên, buôn bán online cũng có nhiều yếu điểm. Rủi ro trong thanh toán, bảo mật, chất lượng sản phẩm,.. là những yếu tố khiến nhiều người mua hàng còn rụt rè trong lựa chọn các sản phẩm trực tuyến. Vậy thì có nên bán hàng online không? Liệu bán hàng trên mạng có hiệu quả không? Dưới đây là một số những rào cản, yếu điểm của kinh doanh online bạn cần biết:

  • Thiếu tính cá nhân hóa: Sự phát triển của Internet, công nghệ kỹ thuật, tự động hóa trong tương tác với khách hàng, đôi khi tính cá nhân hóa bị mất đi. Các hình thức trả lời tin nhắn, bình luận tự động, thủ tục giải quyết vấn đề hàng hóa rườm rà, mất thời gian gây bực bội cho khách hàng. 
  • Cạnh tranh lớn: Là một ngành hàng hot, khả năng tiếp cận với lượng người dùng khổng lồ đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều chủ cửa hàng online khác. Xây dựng tiếng tăm thương hiệu là một công việc cần thiết, tuy nhiên phần nhiều khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm phù hợp hơn là tìm kiếm một thương hiệu quen mặt. 
  • Năng suất làm việc: Vận hành một cửa hàng online, khác với các cửa hàng truyền thống giới hạn thời gian mở cửa, bạn có thể chốt đơn hàng bất cứ lúc nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần có kế hoạch bố trí nhân lực, sắp xếp công việc hợp lý để đảm bảo quá trình chốt đơn hàng của khách diễn ra nhanh nhất. Chậm trễ trong trả lời thắc mắc của khách hàng, hay xử lý đơn hàng chậm có thể là điểm trừ lớn. 
  • Sử tín nhiệm: Chính bởi cạnh tranh lớn, cũng như những bất tiện trong việc đưa ra những trải nghiệm trực quan về chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thương hiệu là công đoạn bạn cần bỏ ra nhiều công sức. Lo ngại về rủi ro chất lượng dịch vụ, sản phẩm vẫn luôn là yếu điểm của hình thức mua bán trực tuyến.
  • Thị trường bão hòa: Thị trường ngày càng mở rộng, mở ra vô vàn những cách tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng. Bạn dễ dàng thấy mình bị “trôi lạc” trong biển những thương hiệu cung cấp các mặt hàng giống nhau. 
  • Thiếu tương tác thực: Một số khách hàng ngày càng ưa chuộng mua hàng trực tuyến, nhưng cũng có một số giữ vững quan điểm lựa chọn các cửa hàng truyền thống. Nhiều khách hàng muốn có những tương tác mặt đối mặt, được cảm nhận trực tiếp sản phẩm trước khi mua hàng, đó là những điều bán hàng online khó có thể đáp ứng. 

4. Kinh nghiệm bán hàng online hiệu quả

Bán hàng trên mạng có hiệu quả không là câu hỏi khó cần phải trả lời bởi chính bạn. Sản phẩm của bạn có phù hợp nhu cầu người dùng tìm kiếm không? Kế hoạch kinh doanh của bạn đã đi đúng hướng chưa? Bất kể kinh doanh hình thức nào, nếu bạn không có những chiến lược phát triển tốt, cũng không thể đạt hiệu quả mong đợi. Dưới đây là một số kinh nghiệm bán hàng online hiệu quả bạn có thể tham khảo. 

4.1 Những điều bạn cần chú ý

Chất lượng nguồn hàng. Có rất nhiều cách để tìm được nguồn hàng kinh doanh online như Google, Facebook, xưởng sản xuất, nhập hàng nước ngoài, tại các chợ đầu mối hay tự cung tự cấp. Tùy vào mặt hàng kinh doanh cũng như quy mô, vốn đầu tư, hãy lựa chọn cho mình một nguồn hàng chất lượng, phù hợp. 
Tìm nguồn hàng hiệu quả

Xây dựng hình ảnh thương hiệu. Yếu tố này đóng vai trò trong việc tạo dấu ấn với khách hàng. Với những nền tảng mạng xã hội sẵn có cùng với website kinh doanh, hãy đồng bộ thống nhất định vị thương hiệu. Đầu tư những hình ảnh, thiết kế ấn tượng nhằm gây thiện cảm với người dùng.

Xây dựng lòng tin khách hàng. Đây là điều quan trọng nhất giúp cho việc kinh doanh online hiệu quả. Khách hàng chỉ khi tin tưởng vào uy tín, thương hiệu và sản phẩm mới tạo ra những đơn hàng. Dưới đây là 11 cách xây dựng lòng tin khách hàng bạn có thể tham khảo áp dụng cho chiến lược kinh doanh của mình.

Quảng bá. Chạy quảng cáo sản phẩm, email marketing, tổ chức event, chương trình nhằm thu hút người dùng tiếp cận đến thương hiệu là công việc bạn phải làm. Cần có một kế hoạch chi tiêu, đầu tư chi tiết cho những kế hoạch quảng bá này nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Tận dụng các kênh miễn phí để đưa sản phẩm đến gần hơn với người dùng như mạng xã hội, danh sách email khách hàng.

Chú trọng khâu giao hàng. Sản phẩm đến tay người dùng phải nguyên vẹn, đó là cam kết từ phía nhà giao hàng, nhưng người bán cũng phải chịu những trách nhiệm nhất định nếu sản phẩm gặp lỗi trong vận chuyển. Vì vậy hãy chú ý đến khâu ship hàng, lựa chọn những đối tác tin cậy, đảm bảo chất lượng sản phẩm, rút ngắn nhất khoảng thời gian người mua phải chờ đợi.
Khâu giao hàng trong bán hàng online

Các dịch vụ hậu đãi khách hàng. Chính nhờ những dịch vụ đi kèm sản phẩm, nhiều khách hàng trở thành khách hàng trung thành với nhãn hàng. Các dịch vụ đi kèm có thể thu hút khách hàng tiềm năng mới hơn trong quyết định chốt đơn. Tặng kèm sản phẩm, miễn phí giao hàng, đổi trả là những điều bạn có thể cam kết cho khách hàng, khiến sản phẩm nổi trội hơn đối thủ. 

4.2 Những sai lầm nên tránh

4.2.1 Không có một chiến lược phát triển cụ thể

Với bất kỳ hình thức kinh doanh nào, bạn cần có một chiến lược cụ thể. Bạn không cần phải vạch ra chi tiết những bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp cho 10 năm, 20 năm, nhưng bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, sản phẩm dịch vụ mình cung cấp là gì, mình cần chăm sóc khách hàng như thế nào. Nếu không có những hướng đi cụ thể, bạn khó mà tạo được động lực, dễ nản chí khi gặp khó khăn,

4.2.2 Mất thời gian cho những điều nhỏ nhặt 

Bạn mất quá nhiều thời gian vào việc suy nghĩ logo của mình sẽ thiết kế như thế nào, màu chủ đạo website là gì, làm business card thế nào cho ấn tượng,... Điều này đặc biệt quan trọng với những nhà đầu tư mới, luôn muốn mọi việc trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên hãy tập trung sức lực vào xây dựng nền móng kinh doanh cơ bản, thay vì mất nhiều thời gian cho những chi tiết nhỏ nhặt. 

4.2.3 Chăm sóc khách hàng kém 

Nếu khách hàng có một trải nghiệm tốt, rất có khả năng họ sẽ quay lại cửa hàng, giới thiệu cho bạn bè, người thân về sản phẩm của bạn. Tuy nhiên nhiều người vẫn coi nhẹ việc chăm sóc khách hàng, bỏ lỡ nhóm đối tượng đầy tiềm năng này,

4.2.4 Lãng phí vào các chương trình khuyến mại 

Tổ chức các chương trình khuyến mãi là điều cần thiết đặc biệt trong quảng bá thương hiệu cho những nhà kinh doanh mới. Tuy nhiên hãy tận dụng triệt để những cơ hội này để thu về lợi ích. Fanpage “đìu hiu” sau những mùa event lớn, sản phẩm khuyến mãi gây tổn thất đáng kể nhưng doanh thu sau đó vẫn không tiến triển? Hay vì cho đi miễn phí những nhóm hàng, hãy trao đổi với khách hàng bằng cách đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn yêu cầu khách hàng để lại email, số điện thoại.

4.2.5 Hoạt động mạng xã hội chưa mạnh 

Mạng xã hội ngày càng được nhiều người sử dụng, cũng là kênh bán hàng phổ biến hiện nay, cho phép người chủ cửa hàng tương tác trực tiếp với những “fan” của mình. Facebook, Instagram, Pinterest là những nền tảng tuyệt vời cho việc bán hàng, trong khi LinkedIn lại là nơi dành cho quảng bá, định vị và tái định vị thương hiệu. Mở rộng, tích cực thúc đẩy hoạt động trên mạng xã hội để thu hút tối đa lượng khách hàng tiềm năng. 

4.2.6 Loại bỏ những đánh giá tiêu cực

Lắng nghe khách hàng là điều vô cùng quan trọng, tuy nhiên nhiều người kinh doanh online thường có thái độ làm ngơ, gạt bỏ những bình luận tiêu cực.

  • Hiểu khách hàng hơn
  • Cải tiến sản phẩm
  • Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đón nhận, tiếp thu và giải quyết những vấn đề tiêu cực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đem lại những hiệu quả lớn. Bằng việc thẳng thắn, công khai giải quyết những khúc mắc từ khách hàng, bạn có thể ghi điểm trong mắt người dùng.
Mẹo bán hàng online hiệu quả

KẾT

Trên đây là những điều cơ bản về kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online? Vậy liệu bán hàng trên mạng có hiệu quả không? Tự rút ra câu trả lời cho riêng mình, giữ lấy những bí kíp trên đây để việc kinh doanh đạt hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Novaon AutoAds là đối tác cao cấp của Google tại Đông Nam Á. Chúng tôi luôn cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất và cung cấp những công cụ tối ưu quảng cáo hiệu quả nhất: MaxLead - Đa kênh liên hệ website, Chặn click ảo, MaxPush và Google Shopping.


>>> Trải nghiệm miễn phí AutoAds tại đây:

Tìm ra những điểm "Chưa tối ưu" khiến quảng cáo Google của bạn không hiệu quả.

Nhận Gợi Ý Tối Ưu
  • Facebook
  • Messenger

Tối ưu quảng cáo, tối đa khách hàng ngay hôm nay

Đầy đủ mọi tính năng và chuyên viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ

Dùng thử miễn phí 7 ngày với đầy đủ tất cả các tính năng

Dùng thử miễn phí