Thủ thuật lập kế hoạch Marketing với 7 bước đơn giản

4/1/2020 | Google Ads optimization

Google Ads optimization

Một bản kế hoạch Marketing rõ ràng, cụ thể là tiền đề cho các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Cùng AutoAds tìm hiểu bước đơn giản để lập một bản kế hoạch Marketing.
 

1. Kế hoạch Marketing là gì?

Kế hoạch Marketing (Marketing plan) là một bản liệt kê những hành động bạn sẽ thực hiện trong quy trình Marketing cho các chiến lược Marketing, quảng cáo tháng tới hoặc năm tới. Một bản kế hoạch Marketing vẽ ra thông tin chi tiết về các chiến dịch tiếp cận và PR được thực hiện trong một khoảng thời gian. Những thông tin này được lập ra dựa vào các chiến lược marketing tổng thể. Trong đó bao gồm các cách đo lường hiệu quả mà công ty sẽ thực hiện để hoàn thành kế hoạch này. 

Kế hoạch Marketing là gì?Kế hoạch Marketing là gì?

Một bản kế hoạch Marketing đơn giản sẽ bảo gồm các yếu tố:

  • Tổng quan về mục tiêu Marketing, quảng cáo.

  • Xác định vai trò hiện tại của Marketing trong doanh nghiệp.

  • Đặt mốc thời gian hoàn thành các công việc trong chiến lược của bạn. 

  • Chỉ số KPI mà bạn sẽ theo dõi.

  • Mô tả về nhu cầu khách hàng và thị trường mục tiêu kinh doanh của bạn.

Các thuật ngữ kế hoạch tiếp thịchiến lược tiếp thị thường được sử dụng thay thế cho nhau vì kế hoạch tiếp thị được phát triển dựa trên khung chiến lược tổng quát. Trong nhiều trường hợp, chiến lược và kế hoạch có thể được kết hợp trong một văn bản, đặc biệt với các công ty nhỏ chỉ chạy một hoặc hai chiến dịch chính trong một năm.
 

2. Tại sao phải lập xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Bất kỳ đơn vị kinh doanh nào muốn phát triển bền vững thì cần phải có kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể về tài chính, kinh doanh, quản trị nhân sự…Và chắc chắn kế hoạch Marketing cũng không thể nằm ngoài luồng phát triển này. Đặc biệt những khi ra mắt các sản phẩm mới, việc lên kế hoạch Marketing, quảng cáo cụ thể để sản phẩm đến được với nhiều người nhất là điều không thể bỏ qua. Các lý do dưới đây sẽ cho bạn thấy được tầm quan trọng của một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh và lý do tại sao cần phải lập bản kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới. 

2.1 Bạn buộc phải suy nghĩ 

Bạn buộc phải suy nghĩ cách phát triển một sản phẩm mới, các chiến lược để giới thiệu đến nhiều khách hàng nhất. Bạn cần làm những gì? Phải chuẩn bị những công cụ gì? Tất cả những điều đó được tổng kết lại trong bản kế hoạch Marketing. Hành động soạn thảo một kế hoạch tiếp thị buộc bạn phải hình thành và kết nối suy nghĩ của mình về khách hàng, sản phẩm và cách bạn kết hợp hai điều đó lại với nhau. Suy nghĩ rõ ràng về những vấn đề này là một việc vô cùng quan trọng. 

Trao đổi với những thành viên khác trong nhóm cũng rất cần thiết, đặc biệt là những người sẽ triển khai kế hoạch cùng bạn. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn và đầy đủ hơn về những gì mình đang làm, về đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Mỗi lần tích lũy một ít sẽ giúp bạn có sự nhạy bénnhanh nhạy trong quá trình tư duy sau này.

2.2 Kế hoạch Marketing là một bản chỉ dẫn rõ ràng

Một bản kế hoạch Marketing tốt sẽ vẽ ra mục tiêu tiếp thị một cách rõ ràng cho các sản phẩm mới và các công việc cụ thể cần thực hiện. Nhìn vào bản kế hoạch tiếp thị, các thành viên trong một team sẽ biết cách phối hợp với nhau để cùng hướng tới các mục tiêu đã đề ra, trong một khoảng thời gian nhất định.
 

Kế hoạch Marketing là bản chỉ dẫn rõ ràngKế hoạch Marketing là bản chỉ dẫn rõ ràng

Làm thế nào để sản phẩm mới tiếp cận được với nhiều người nhất? Làm thế nào để tăng lượng truy cập vào website? Làm cách nào để bán được sản phẩm này? Những nhiệm vụ và phương pháp nào cần được thêm vào quy trình làm việc để đạt được kết quả tốt nhất? 

Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, bạn cần tập trung hướng tới mục tiêu đã đề ra. Từng bước thực hiện theo theo hướng dẫn đã đề ra trong bản kế hoạch Marketing. Dựa vào những chỉ dẫn về các hoạt động cần phải làm, bạn sẽ dần dần đạt được mục tiêu chiến lược. 

2.3 Sắp xếp thời gian và hành động ưu tiên

Dù làm tài chính, kinh doanh hay marketing, bất kỳ một mảng nào trong doanh nghiệp, bạn cần phải xác định những việc nào phải thực hiện trước, việc nào có thể để sau mà không ảnh hưởng đến kết quả công việc. Để hoàn thành tốt được việc đó, điều quan trọng là phải lên được một bản kế hoạch Marketing rõ ràng và chi tiết.

2.4 Bạn sẽ chi tiêu thông minh hơn

Bên cạnh việc phân chia ngân sách cho các sản phẩm đang chạy, những sản phẩm mới cũng cần phải được tính toán ngân sách hợp lý. Cũng giống như thời gian, ngân sách cho các hoạt động marketing là hạn chế. Quyết định những việc được ưu tiên làm trước cũng là cách để bạn phân bổ ngân sách hợp lý.
 

Kế hoạch Marketing giúp chi tiêu thông minh hơnKế hoạch Marketing giúp chi tiêu thông minh hơn


Nhìn vào một bản kế hoạch Marketing, bạn hoàn toàn có thể xác định những hoạt động nào đang chi tiêu nhiều mà không đem lại kết quả tương xứng để điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch Marketing cũng cho phép bạn cân đối ngân sách để dành cho những chiến lược mới nảy ra bất chợt.

2.5 Bạn sẽ đặt mình trong thế chủ động

Sự phản ứng nhanh luôn là một vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ, đơn giản vì nhiều trường hợp sẽ không có đủ nguồn tài nguyên để dự đoán trước mọi điều xảy ra trong vài tuần sắp tới. Nhiều doanh nghiệp nhỏ có xu hướng linh hoạt hơn và xử lý được các tình huống thay đổi nhanh chóng, nhưng nó cũng tác động rất lớn đến quy trình hoạt động và tính kỷ luật trong một đơn vị kinh doanh. Chính vì vậy, một bản kế hoạch Marketing là cần thiết lúc này. Một bản kế hoạch chi tiết dự đoán được những tình huống sẽ xảy ra và đưa ra những giải pháp để xử lý các vấn đề đó. Doanh nghiệp sẽ không bị bất ngờ và đặt bản thân ở vị trí chủ động hơn. 
 

3. Tìm hiểu vai trò của kế hoạch marketing

Kế hoạch Marketing xác định mục tiêu tiếp thị và chỉ rõ cách các hoạt động Marketing tác động kế hoạch tổng thể của tổ chức. Từ đó có thể thấy vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing trong từng bước phát triển của doanh nghiệp. 

3.1 Tác động lên mục tiêu chung của Công ty

Những người điều hành công ty có trách nhiệm tạo ra những khuôn khổ phù hợp và tập trung vào công việc của nhân viên: Nhiệm vụ của doanh nghiệp, mục tiêucác chiến lược phát triển

Nhiệm vụ của doanh nghiệp mô tả mục tiêu và giải thích về sự hiện diện, tồn tại của doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo cấp cao sẽ xác định mục tiêu và các chiến lược quan trọng mà các hoạt động marketing cần phải thực hiện.

Khi đã được thông báo về các mục tiêu và chiến lược của công ty, những người làm Marketing có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động Marketing để đảm bảo được mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Hoạt động này có thể bao gồm: tăng trưởng công ty, bán hàng, thị phần, lợi nhuận, nhận thức của khách hàng, thâm nhập thị trường,... 

Tất cả mục tiêu và hoạt động này được trình bày chi tiết trong bản kế hoạch Marketing. Trong đó, các mục tiêu tiếp thị đại diện cho một tập hợp các mục tiêu có thể đo lường được, gắn liền với hoạt động Marketing, phù hợp và hướng tới sứ mệnh và mục tiêu của công ty.

Ví dụ, Bristol-Myer Squibb là một công ty Dược với nhiệm vụ khai phá, phát triển và vận chuyển thuốc tân tiến giúp bệnh nhân “chiến đấu” và phục hồi sau các ca bệnh nghiêm trọng. Chiến lược kinh doanh của công ty tập trung vào mảng sản xuất và phân phối dược phẩm, nhưng cần có các hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển nhóm khách hàng mới. Cả nhiệm vụ và chiến lược này đều được đề cập trong kế hoạch Marketing một cách chi tiết. Các hoạt động Marketing đem về kết quả tốt, cũng sẽ tác động tích cực lên kế hoạch đề ra của doanh nghiệp.

3.2 Kế hoạch tiếp thị Đầu vào: Phân tích tình huống

Ngoài mục tiêu trọng tâm của công ty, kế hoạch tiếp thị phải tính đến một loạt các yếu tố bên trong và bên ngoài phức tạp. Một bản kế hoạch Marketing xem xét cả các yếu tố bên trongbên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị. 

Trong nội tại doanh nghiệp có cả những điểm mạnh, điểm yếu tác động lên kế hoạch như sản phẩm, nhân lực, thị phần và những đặc điểm khác giúp doanh nghiệp có lợi thế hoặc bất lợi trên thị trường. Bên ngoài tổ chức có một loạt những cơ hội và mối đe dọa như đối thủ, lực lượng kinh tế, quy định chính phủ và các yếu tố chính trị khác. 

Phân tích tình huống giúp điều chỉnh các mục tiêu của công ty và tạo ra các mục tiêu tiếp thị liên quan. Ở cấp độ công ty, các mục tiêu tiêu biểu bao gồm lợi nhuận, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng, cải thiện thị phần, ngăn chặn rủi ro, danh tiếng, v.v. Những mục tiêu của công ty có thể điều chỉnh thành mục tiêu tiếp thị cụ thể, có thể đo lường được. Ví dụ: Mục tiêu của công ty là “Tăng tỷ suất lợi nhuận” có thể xác định mục tiêu marketing xung quanh việc đổi mới sản phẩm, chất lượng vật liệu và giá cả. 

3.3 Chuyển mục tiêu tiếp thị thành chiến lược và chiến thuật

Khi doanh nghiệp đã tiến hành phân tích tình huống và xác định mục tiêu tiếp thị của mình, bước tiếp theo là tìm ra chiến lược nào sẽ hiệu quả nhất và vẽ ra các cách để thực hiện. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật sau này. Sau đó hãy nghĩ về các ý tưởng lớn, cách tiếp cận và chiến thuật hành động chi tiết. Rõ ràng, một kế hoạch tiếp thị cần bao gồm các kế hoạch thực tế, và đó là nơi thể hiện các chiến lược và chiến thuật. 
 

4.  Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Qua những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết về vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cách viết bản kế hoạch Marketing hiệu quả với các mẫu kế hoạch Marketing dưới đây nhé!

4.1 Hiểu về doanh nghiệp của bạn 

Bạn cần phải thực hiện chính xác điều này khi thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, vì vậy bước đầu tiên này không quá khó khăn. 

Hãy nghĩ bước này giống như cơ hội để bạn có cái nhìn tổng quan chung về hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Ở bước này, một số công ty chọn cách phân tích SWOT. trong đó nêu chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các cơ hội phát triển và các mối đe dọa có thể cản trở tiến trình đó. Đây là một cách hữu ích để có được bức ảnh tổng quát về tình hình hiện tại của doanh nghiệp theo cách mà bạn có thể quản lý được.

4.2 Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu có thể là một cụm từ mà bạn đã nghe lặp đi lặp lại nhiều lần.  Đây là một yếu tố quan trọng để đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả và thành công. 

Trong bước kế hoạch Marketing này, bạn nên liệt kê mọi thứ bạn biết về chân dung khách hàng lý tưởng của mình. Điều này bao gồm thông tin nhân khẩu học cơ bản như giới tính, tuổi tác. Nhưng bạn cũng nên đào sâu hơn vào hành vi và thói quen quyết định của họ.

Tại sao họ nên mua hàng của bạn? Những thách thức hoặc điểm khó khăn mà bạn đang giải quyết cho họ là gì? Tập hợp bất kỳ thông tin nào bạn có thể tìm thấy và đưa nó vào phần này. Biết khách hàng của bạn từ trong ra ngoài sẽ hữu ích khi xác định các chiến thuật và chiến lược tiếp thị.

4.3 Khảo sát đối thủ

Sẽ tốt hơn nếu bạn hoạt động trong môi trường chân không và không bao giờ phải lo lắng về bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào xâm phạm không gian của bạn hoặc đánh cắp khách hàng của bạn? Thật không may, môi trường kinh doanh chắc chắn không như vậy. Rất có thể, đã có những công ty ngoài kia đang làm điều gì đó cực kỳ giống với bạn, nghĩa là bạn sẽ cần phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều để nổi bật hơn nữa.

Vì vậy, hiểu và được trang bị tất cả các loại thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ hữu ích trong việc tìm cách phân biệt doanh nghiệp của bạn trong một đám đông rộng lớn.

Bắt đầu bằng cách mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp cho người tiêu dùng. Sau đó, so sánh cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh hiện có. Điều gì làm cho bạn khác biệt? Bạn có thể tận dụng sự khác biệt này để tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

4.4 Đặt mục tiêu

Tùy thuộc vào tình hìnhtham vọng hiện tại của bạn, các mục tiêu có thể bao gồm những mong muốn to lớn (như tăng gấp đôi doanh số hoặc tăng thị phần) cho đến những tham vọng nhỏ hơn, có quy mô lớn hơn (như nhận được 100 người theo dõi Instagram mới trên tài khoản thương hiệu của bạn hoặc bắt đầu một blog cho kinh doanh).

Phần quan trọng là tập trung vào các cột mốc bạn muốn đạt được trong suốt năm đó, cho dù điều đó có thể triển khai hay không. 

4.5 Phác thảo chiến lược

Bây giờ bạn đã vạch ra chính xác những gì bạn muốn thực hiện, đã đến lúc phải chi tiết hóa các chiến lược mà bạn sẽ sử dụng để thực sự đạt được các mục tiêu này.

Bạn nên thực hiện riêng từng mục tiêu và liệt kê các mục hành động liên quan ngay bên dưới mục tiêu đó. Điều này cho phép bạn thấy chính xác những gì cần phải hoàn thành. Nó cũng là một cách tuyệt vời để kiểm soát xem mục tiêu này có thực tế hay không, trong trường hợp cần điều chỉnh một chút. Chắc chắn là bạn muốn các mục tiêu tạo động lực, nhưng không khó đến mức làm nản lòng.

Hãy xem qua ví dụ kế hoạch Marketing mẫu dưới đây:

Mục tiêu: Đạt được ít nhất 100 người theo dõi mới trên tài khoản Instagram của Công ty XYZ vào ngày 31 tháng 12 năm 2020

Số bắt đầu: 458

Hành động:

  • Hãy tích cực hơn bằng cách đăng ít nhất ba ảnh mới mỗi tuần.

  • Tương tác với người dùng bằng cách trả lời các bình luận về ảnh cũng như bình luận về các bức ảnh được đăng bởi các tài khoản tương tự, có liên quan.

  • Nghiên cứu hashtag liên quan đến ngành và cộng đồng có thể sử dụng trong các bài đăng của mình để thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn.

  • Tổ chức một cuộc thi trên Instagram cho những người theo dõi.

Không phức tạp như bạn nghĩ, nhưng vẫn cung cấp một lộ trình hữu hình, hữu ích để đưa bạn đi đúng hướng và hoàn thành mục tiêu của mình.

4.6 Đặt ngân sách

Trong kế hoạch Marketing, hãy tập trung nghiêm ngặt vào ngân sách dành cho các hoạt động liên quan đến quảng cáo, tiếp thị. Bạn dự định chi bao nhiêu cho việc quảng bá trong năm tới, và các mục hành động bạn liệt kê ở trên sẽ tiêu tốn bao nhiêu ngân sách? Quan trọng nhất, số tiền này sẽ đến từ nguồn nào?

Xác định ngân sách luôn là một bước rất quan trọng và cần tính trung thực. Bạn có thể phát hiện ra rằng bạn cần phải điều chỉnh một cái gì đó để cắt giảm ngân sách ngay bây giờ.

4.7 Bắt đầu làm

Đây là những bạn cần làm để tạo ra một kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp. Sau đó, bạn chỉ cần kết hợp chúng lại với nhau.
 

Tiến hành làm một bản Kế hoạch Marketing hoàn chỉnhTiến hành làm một bản Kế hoạch Marketing hoàn chỉnh


Như đã đề cập trước đó, các kế hoạch tiếp thị khác nhau từ cơ bản và đơn giản đến toàn diện và phức tạp. Và hãy nhớ, như với mọi thứ khác, nó thực sự phụ thuộc vào những gì phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

5. Các vấn đề thường gặp khi lập kế hoạch marketing

Cũng giống như những bản kế hoạch khác, nhiều người mới bắt đầu có thể gặp phải một số sai lầm khi làm việc với bản kế hoạch Marketing. 

5.1 Không hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ đang bán

Bạn biết các tính năng của sản phẩm, các bước sản xuất, vật liệu được sử dụng, các ứng dụng tốt nhất, nhưng bạn không biết cách giải thích sản phẩm của mình cho người mua. Đây là một thiếu sót rất lớn với tất cả những người làm trong lĩnh vực Marketing, quảng cáo

Bất kỳ mục hoặc dịch vụ nào cũng cần được giải thích theo quan điểm của khách hàng. Khách hàng đang tìm kiếm gì khi đánh giá dịch vụ hoặc sản phẩm này?

5.2 Không tìm thấy phân khúc thị trường

Mở một doanh nghiệp và nghĩ rằng tất cả cư dân trên hành tinh sẽ yêu thích nó là một lỗi rất phổ biến mà nhiều doanh nhân mắc phải. Nếu bạn xác định sai, hoặc chưa thể xác định được phân khúc thị trường của mình thì không việc thiết lập kế hoạch Marketing chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. 

5.3 Nhắm mục tiêu sai đối tượng

Khi phác thảo các chiến dịch của bạn, điều quan trọng là phải hiểu rõ về khách hàng (hành vi, sở thích). Đây chính là cốt lõi của mọi chiến thuật Marketing. Thật khó để tạo ra một chiến lược tiếp thị nếu bạn không chắc chắn bạn đã nói chuyện với ai.

5.4 Quá thiên về đối thủ

Kiểm tra những gì đối thủ đang làm là một việc rất tốt để tìm điểm khác biệt cho sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn không thực hiện các nỗ lực tiếp thị của mình với mục đích duy nhất là vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Mà hãy quan tâm đến giá trị mà bạn mang đến cho thị trường để tránh sa đà vào những hành động không đem lại hiệu quả. 

Với những thông tin, kiến thức về việc lập kế hoạch Marketing ở trên, Novaon AutoAds hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng và tạo ra nhiều chiến dịch Marketing thành công.

Novaon AutoAds nền tảng quảng cáo lớn nhất Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho việc tối ưu hiệu quả quảng cáo và doanh thu. Các sản phẩm chủ đạo của Novaon AutoAds gồm: MaxLead, Chặn click ảo, Tối ưu quảng cáo Google, Google Shopping. Đăng ký ngay để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí về các cách tối ưu quảng cáo Google từ AutoAds.

Finds the 'unoptimized' points that make your Google Ads ineffective.

Get optimizing suggestions
  • Facebook
  • Messenger

Optimize advertisements, maximize your customer right now

Complete all the professional features and experienced support

7 days free trial with full features of our full service package

Start your free trial