Quảng cáo cpm là gì? Tất tần tật về các chỉ số cần biết trong quảng cáo

6/5/2020 | Google Ads optimization

Google Ads optimization

 Quảng cáo cpm là gì? Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về quảng cáo cpm và các chỉ số liên quan đến quảng cáo, thì bài viết dưới đây của AutoAds có những kiến thức mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua. 

1. Quảng cáo cpm là gì?

CPM là viết tắt của chữ “Cost per 1000 Impression”, có nghĩa là tính giá mỗi 1000 lượt hiển thị. Các nhà quảng cáo cpm sẽ đặt giá mong muốn cho 1000 lần quảng cáo hiển thị đến người dùng. Trong khi đó, quảng cáo cpc được tính cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo. 
 

Theo Google, quảng cáo cpm có thể là quảng cáo văn bản, hoặc quảng cáo hình ảnh và luôn được nhắm mục tiêu theo vị trí. Google sẽ cài đặt thuật toán coi số lần hiển thị như là số lượt xem, để mỗi khi quảng cáo xuất hiện trên trên màn hình của người dùng cũng được coi là một lượt xem. 

 

2. Các loại hình quảng cáo khác

Không chỉ mỗi cpm, có rất nhiều loại hình quảng cáo khác mà những người làm Marketing cũng cần phải biết. Bạn có thể tìm hiểu qua các loại hình quảng cáo khác nhau trong phần dưới đây.

quang-cao-cpm-1

2.1. cpa là gì?

Cpa là chi phí cho mỗi lượt hành động của khách hàng (cost per action). Các chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ bị tính phí khi người dùng đọc mẫu quảng cáo và thực hiện các hành động (bỏ vào giỏ hàng, điền form đăng ký, tải ứng dụng,...).
 

Chi phí cho mỗi lượt hành động được tính bằng cách lấy tổng ngân sách chi tiêu cho chiến dịch đó, chia cho số lần khách hàng thực hiện hành động. 

CPA = ngân sách chiến dịch/số lượt hành động
 

Chỉ số cpa đóng vai trò nhất định trong quá trình thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Đối với các nhà quảng cáo, cpa có những ưu điểm:

  • Thông qua chỉ số cpa, những người chạy quảng cáo biết chính xác số tiền đã bỏ ra và số tiền thu lại được.

  • Các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của các chiến dịch quảng cáo mà họ đã thiết lập. 


Tuy nhiên, vì hiệu quả của cpa được xác định dựa trên hành động cuối cùng của khách hàng, chi phí của một lượt nhấp vào quảng cáo có thể sẽ khá lớn. Vì vậy, cpa sẽ phát huy hiệu quả khi tệp khách hàng của bạn có khả năng chuyển đổi cao, hoặc chiến dịch của bạn có mục tiêu rõ ràng, cụ thể

 

2.2. cpc là gì?

Cpc là hình thức quảng cáo mà bạn phải trả phí dựa trên số lượt click vào mẫu quảng cáo. Bạn chỉ bị tính phí khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn. Điều này có nghĩa là dù quảng cáo của bạn có được hiển thị đến bao nhiêu người đi nữa, thì bạn sẽ chỉ mất tiền khi có người nhấp vào mẫu quảng cáo.

quang-cao-cpm-2

Hình thức quảng cáo này có ưu điểm lớn nhất là bạn sẽ tối ưu được ngân sách quảng cáo. Dù sản phẩm của bạn được hiển thị đến rất nhiều người, nhưng bạn chỉ bị mất phí khi có người thực sự quan tâm và click vào quảng cáo. Đây có thể coi là một sự sàng lọc tốt cho các chiến dịch quảng cáo và tối ưu ngân sách Marketing hiệu quả. 

 

2.3. cps là gì?

Đây là viết tắt của khái niệm chi phí tính trên một lượt mua (cost per sale). Cps được thanh toán cho những người chạy quảng cáo khi có khách đặt hàng và thanh toán thành công. 
 

Chính vì bản chất của cps là sự đảm bảo giữa người bán và người chạy quảng cáo đến khi có khách hàng thanh toán, nên giá cps thường rất cao so với các hình thức thanh toán quảng cáo khác. Nhưng đây là một hình thức chất lượng nhất cho những người bán hàng, đảm bảo hiệu quả của việc chạy quảng cáo. 

 

2.4. cpd là gì

Cpd là viết tắt của Cost per duration, được hiểu là chi phí dựa trên thời gian hiển thị. Loại hình quảng cáo này rất hiệu quả, vì vậy ngân sách dành quảng cáo cpd rất đắt. 
 

Cpd được tính phí theo thời gian đăng banner trên các website. Vì vậy, cpd thường được áp dụng cho các quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sự kiện hoặc giới thiệu sản phẩm mới của các hãng lớn. Loại hình này thường ở các vị trí to và đẹp nhất trên trang chủ của các website có lượng truy cập lớn.

 

2.5. cpl là gì

Cost per lead hay còn được viết tắt là cpl là chi phí cho một khách hàng tiềm năng thu được. Lead là những người đã truy cập vào website, blog của bạn và để lại thông tin (họ tên, số điện thoại, email,...) để bạn có thể liên lạc để chăm sóc cho quá trình bán hàng sau này. 
 

Đây là một định dạng cho những người quảng cáo online, nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động để lại thông tin trên website. Có nhiều cách để thu lead, bằng các kênh quảng cáo Facebook, Google hoặc các sự kiện, hội thảo, giới thiệu sản phẩm,... Số lượng lead này nếu chăm sóc tốt sẽ được chuyển thành đơn hàng.

 

2.6. cpv là gì

Cpv là từ viết tắt của Cost per view, nghĩa là chi phí trên mỗi lượt xem video. Đây là loại hình quảng cáo dành cho video. Quảng cáo của bạn sẽ bị tính phí mỗi lần người dùng bấm vào xem video hoặc các tương tác video khác như nhấp chuột vào nút CTA trên video. 
 

Google tính view trung bình trên Youtube ngay sau khi người dùng xem video từ 30 giây (hoặc toàn bộ thời lượng nếu video ngắn hơn 30s). Trên Facebook thì tính view trung bình ngay sau khi người dùng xem video được 3 giây. CPV của Facebook khá rẻ, vì người dùng có thói quen lướt newfeed và trung bình mỗi người sẽ mất khoảng 3-5 giây để xem 1 nội dung nào đó.
 

Loại hình quảng cáo Cpv mang lại cho những người chạy quảng cáo ưu điểm:

  • Khả năng kiểm soát: kiểm soát chi phí quảng cáo theo từng lượt tương tác trên video.

  • Khả năng xây dựng thương hiệu: khách hàng có thể biết đến doanh nghiệp của bạn thông qua câu chuyện mà bạn truyền tải trên video quảng cáo.

 

3. Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM

Mỗi loại hình quảng cáo đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Dựa vào mục tiêu của từng chiến dịch quảng cáo, bạn có thể chọn cho mình một loại hình quảng cáo phù hợp.

 

3.1. Ưu điểm

Quảng cáo CPM có những ưu điểm hơn hẳn các loại hình quảng cáo khác.

  • Quảng cáo đơn giản, dễ sử dụng

  • Chỉ cần chọn loại hình quảng cáo, các công việc còn lại như tìm kiếm khách hàng, thống kê thu nhập, ngân sách, thanh toán đều do hệ thống quảng cáo làm.

  • Quảng cáo CPM giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận được với nhiều khách hàng, hiển thị được đến nhiều người hơn.

 

3.2. Nhược điểm

  • Quảng cáo sẽ hiển thị tới cả những đối tượng chưa chắc có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

  • Có khả năng tốn nhiều ngân sách để ra một chuyển đổi hơn hình thức CPC.

Dựa vào ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo này, chắc chắn bạn sẽ biết có nên đưa hình thức chạy cpm vào các chiến dịch quảng cáo của mình không.

 

4. CPM nên dùng khi nào?

Vậy khi nào nên dùng hình thức CPM để tận dụng tối đa hiệu quả của loại hình quảng cáo này? CPM được đánh giá là hình thức quảng cáo tốn kém nhiều hơn để tạo ra một chuyển đổi. Vì chỉ cần người dùng nhìn thấy quảng cáo mà không cần nhấp vào thì bạn vẫn bị mất tiền. 
 

Dựa vào mục tiêu của từng chiến dịch, có thể chia ra thành 2 trường hợp:

  • Nếu mục tiêu chính của bạn là về đơn hàng thì CPM chưa phải là lựa chọn tốt nhất. Nhưng trong nhiều trường hợp đặc biệt, thì hình thức này lại có kết quả tốt hơn CPC.

  • Nếu mục tiêu chính của bạn là tăng mức độ hiển thị và nhận diện thương hiệu thì CPM sẽ phát huy khả năng tốt hơn. Quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận được với nhiều người hơn, góp phần lưu lại ấn tượng trong lòng người dùng. 
     

Những thương hiệu lớn như Cocacola, Pepsi,... thường lựa chọn CPM bởi mục tiêu chính của họ khi sử dụng các nền tảng quảng cáo online là để quảng bá hình ảnh, tên tuổi của thương hiệu, chứ không phải hướng đến hành động mua hàng online trên page. 

 

5. CPM trong quảng cáo Facebook Ads?

Chỉ số CPM trong quảng cáo Facebook Ads vẫn có nghĩa là chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị. Bản chất của quảng cáo Facebook là hiển thị tới những người mà nền tảng này dự đoán là họ sẽ có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của bạn. 


quang-cao-cpm-3

Dựa vào chỉ số CPM, bạn sẽ tìm ra cách tối ưu để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Bạn càng khoanh vùng chi tiết đối tượng khách hàng của mình, chỉ số CPM càng cao. Dựa vào điều này, bạn có thể điều chỉnh cách nhắm mục tiêu để có tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu. 
 

Đối với Facebook Ads, chỉ số CPM giúp bạn nắm rõ tổng ngân sách cho từng chiến dịch quảng cáo mà bạn đã chi tiêu. 

 

6. CPM trong quảng cáo Google

Trong quảng cáo Google, những người chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị, chọn vị trí cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện đến người dùng. 

Quảng cáo CPM cạnh tranh với quảng cáo trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột (CPC) trong phiên đấu giá quảng cáo của Google. Đó đó, chỉ các quảng cáo có hiệu suất cao nhất mới được hiển thị trên trang. Nhà quảng cáo cần phải đặt giá thầu CPM cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để hiển thị.
 

KẾT

Với những thông tin về quảng cáo CPM, chắc chắn bạn đã tìm được cho mình một loại hình phù hợp cho từng mục tiêu của các chiến dịch quảng cáo. 

Novaon AutoAds là đối tác cao cấp của Google tại Đông Nam Á, chúng tôi luôn cập nhật những kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia của Google. Ngoài ra, để hỗ trợ các nhà quảng cáo tận dụng tối đa hiệu quả của quảng cáo Google, AutoAds cung cấp bộ công cụ tối ưu quảng cáo: MaxLead - tối đa chuyển đổi trên website, Chặn click ảo - Tiết kiệm 50% ngân sách, Tối ưu quảng cáo GoogleGoogle Shopping.
 

Finds the 'unoptimized' points that make your Google Ads ineffective.

Get optimizing suggestions
  • Facebook
  • Messenger

Optimize advertisements, maximize your customer right now

Complete all the professional features and experienced support

7 days free trial with full features of our full service package

Start your free trial