Ngành thực phẩm có thực sự "DỄ ĂN" trong thời Corona

3/14/2020 | Google Ads optimization

Google Ads optimization
Khi cơn bão Corona càn quét qua mọi lĩnh vực trong đời sống, thì các đơn vị kinh doanh đang khẩn trương lên các chiến lược để “sống sót” qua thời kỳ này. Cuộc chiến chống Corona càng lớn, thì cuộc chiến của các ngành thực phẩm thời Corona cũng đang diễn ra “sôi nổi” không kém, khi nhu cầu về thực phẩm đang ngày càng tăng cao.

MỤC LỤC
1. Tâm lý của người tiêu dùng trong thời Corona
2. Hành vi mua sắm thực phẩm thay đổi
3. Kinh doanh thực phẩm gì trong thời kỳ Corona?
4. Kinh doanh ngành thực phẩm có thật sự “dễ ăn”?
5. Cuộc chiến trên nền tảng online

 

1. Tâm lý của người tiêu dùng trong thời Corona

Theo Nielsen, khi Việt Nam bắt đầu có những ca nhiễm bệnh đầu tiên, tâm lý phổ biến của mọi người là hoang manglo lắng. Dẫn đến tình trạng “cháy hàng” khi người tiêu dùng thi nhau đổ xô đi mua, tích trữ thực phẩm và các mặt hàng cần thiết.

Các hành động trấn an người dân của Chính phủ sau đó đã giúp tâm lý người tiêu dùng ổn định hơn so với giai đoạn đầu. 95% người được hỏi cho biết có lo sợ, nhưng không nghĩ dịch sẽ bùng phát mạnh. Nhiều người nghĩ rằng dịch sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng, và 65% người theo dõi tin tức từ Mạng xã hội, Truyền hình, Bộ Y Tế nhiều lần trong ngày. 

Trong thời kỳ mà “Corona” có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và quyết định mua hàng của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ cũng đã có những hành động kịp thời để ứng biến với tâm lý thị trường. 

  • Tích trữ phòng ngừa ---> Ổn định giá cá, khuyến khích bao bì lớn, ngăn ngừa trục lợi.

  • Tương trợ giải cứu ---> Chiến dịch giải cứu nông sản, xây dựng hình ảnh có trách nhiệm với xã hội.

  • Tránh tụ tập đông người ---> Bán hàng online, giao hàng tận nhà.

  • Tâm lý truyền thông ---> Đẩy mạnh Digital Marketing, thông điệp hướng về cộng đồng. 

Từ những thay đổi về tâm lý, hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể trong thời kỳ Corona.
 

2. Hành vi mua sắm thực phẩm thay đổi

Tâm lý lo sợ lây nhiễm virus cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động ngoài trời, kéo theo các hành vi ăn uống bên ngoài và mua sắm trực tiếp sụt giảm đáng kể. Hơn 80% người giảm thời gian ăn bên ngoài, trong khi đó, con số này ở mảng gọi đồ ăn31%

Tình hình diễn biến của virus trên toàn thế giới đang có chiều hướng ngày càng phức tạp, số ca nhiễm ở Việt Nam cũng nhiều hơn giai đoạn đầu. Với người tiêu dùng, hành vi tích trữ thực phẩm được xem là giải pháp an toàn. Điều đó dẫn đến 44% số người được hỏi tích trữ nhiều đồ hơn. 


Hành vi mua sắm của người dùng thay đổi

3. Kinh doanh thực phẩm gì trong thời kỳ Corona?

Nếu bạn đang băn khoăn với câu hỏi này thì những số liệu dưới đây là câu trả lời rõ ràng nhất.

Các sản phẩm tươi sống, bia, nước giải khát giảm đáng kể lượng tiêu thụ. Khi người tiêu dùng hạn chế tập trung những nơi đông người như siêu thị, chợ, hàng quán,... thì sự sụt giảm này gần như đã được dự đoán từ trước. Nhất là khi các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên sử dụng nước ấm để ngăn chặn nguy cơ phát bệnh, thì các đồ uống lạnh không còn là sự lựa chọn của nhiều người.

Mì gói và các sản phẩm đóng gói đã tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Tại siêu thị Big C trong thời gian mọi người đổ xô đi tích trữ thực phẩm, mì tôm và bún miến khô trở thành sản phẩm được “săn lùng” đến mức “cháy hàng”. 

Nhu cầu mua sắm thực phẩm trong thời Corona

Theo Nielsen, các thực phẩm ăn liền đang được người dân tích trữ nhiều nhất. Trong đó, các sản phẩm sợi ăn liền chiếm hơn 67%, thực phẩm đông lạnh 40%xúc xích tiệt trùng là hơn 19%. Đặc điểm của các sản phẩm được tích trữ nhiều là có thể bảo quản trong thời gian dài, dễ chế biến và thuận tiện khi mang đi. 

Người dân tích trữ đồ ăn trong thời Corona

Các số liệu thống kê trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Nên kinh doanh sản phẩm nào trong mùa dịch?”, còn câu hỏi "Kinh doanh thế nào để đem về doanh thu cao nhất?” thì phải tìm trong phần dưới đây.

 

4. Kinh doanh ngành thực phẩm có thật sự “dễ ăn”?

Nhu cầu về thực phẩm thì thời nào cũng có. Nhất là khi dịch bệnh đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người thì nhu cầu về thực phẩm đang có xu hướng tăng mạnh. Bùng nổ như thế, nhưng kinh doanh ngành thực phẩm trong thời Corona có “dễ ăn” như nhiều người vẫn nghĩ?
 

4.1. Có phải cứ kinh doanh thực phẩm là “sống sót” qua thời Corona?

Những nơi tập trung đông người ngày càng vắng người qua lại. Những hàng quán cũng vì thế mà thưa thớt dần. Nhiều nơi đã phải đóng cửa vì không có khách trong thời gian qua. Càng mở càng lỗ, khách hàng không có nhưng vẫn phải trả rất nhiều chi phí để duy trì. 

Dịch bệnh, nghị định 100 và giá thịt lợn tăng cao khiến cho các đơn vị kinh doanh hàng quán ăn phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại. Đường phố vắng vẻ, hàng quán đóng cửa, khung cảnh kinh doanh ảm đạm khiến nhiều người phải tự hỏi “kinh doanh thực phẩm có thực sự dễ dàng?”. 

 

4.2. Đổi mới cách tiếp cận với khách hàng?

Tâm lý và hành vi của người tiêu dùng thay đổi kéo theo các hoạt động thường ngày cũng có xáo trộn. Học sinh các cấp được nghỉ học để tránh dịch. Chính sách đơn phương miễn thị được Chính phủ áp dụng với nhiều quốc gia. Tâm lý lo ngại không muốn đến nơi tập trung đông người. Tất cả những tác động trên dẫn đến việc các hoạt động du lịch, học tập, giải trí phải hứng chịu tác động mạnh nhất từ Covid-19. 

Nhiều công ty cho nhân viên nghỉ làm hoặc làm việc ở nhà để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của nhiều người nhiều về công việc và thu nhập. 

Hoạt động hàng ngày của người đân thay đổi

Nhìn vào số liệu trên, chúng ta đều thấy rằng hành động mua sắm online chịu ảnh hưởng ít nhất, và còn có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Khi so sánh việc mua sắm online với việc mua sắm tại siêu thị, chợ và tạp hóa, thì số vai trò của các hoạt động online được thể hiện rõ nhất. 

Mọi người hạn chế hoạt động ở những nơi đông người, nên hơn 50% người được hỏi đã giảm thời gian mua sắm tại chợ, siêu thị và tạp hóa. Ngược lại, con số này ở hình thức mua sắm online23%.

Các kênh online được lựa chọn để thay thế

Nhìn vào các thông số từ 2 bảng dữ liệu trên, muốn tồn tại được trong ngành thực phẩm thời Corona thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua các ý tưởng tiếp cận và phục vụ khách hàng trên nền tảng online. 

 

5. Cuộc chiến trên nền tảng online

Khi mọi người đang đổ xô tập trung vào các nền tảng kinh doanh online, thì mức độ cạnh tranh lại càng khốc liệt hơn. Bạn muốn bỏ xa đối thủ thì chắc chắn phải trang bị đủ các phương án “chiến đấu” tốt nhất khi hoạt động trên nền tảng này. Điều quan trọng nhất là không bỏ sót khách hàng và chăm sóc, theo sát họ từ bước tiếp cận đến bước mua hàng. Chỉ cần lơ là, bạn sẽ đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ. 

Nhưng nếu bạn chưa từng bắt đầu với các nền tảng quảng cáo online và chưa nắm chắc các kiến thức tối ưu tỷ lệ chuyển đổi thì phải làm sao?

Bộ giải pháp tổng thể của Novaon AutoAds sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề đó. Từ bước thu hút lượt truy cập, đến bước chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ có một “bộ giáp” chắc chắn để tự tin bỏ xa đối thủ trong thời kỳ khủng hoảng vì Corona. 

Bộ giải pháp của AutoAds

Không còn phải lo sợ khi kinh doanh ngành thực phẩm thời Corona khi đã có bộ sản phẩm của Novaon AutoAds. Đăng ký ngay để được tư vấn chi tiết về bộ sản phẩm của AutoAds.
 
(Bài viết sử dụng dữ liệu báo cáo từ Nielsen, dịch bởi Data Analysis for Marketing)
 

Finds the 'unoptimized' points that make your Google Ads ineffective.

Get optimizing suggestions
  • Facebook
  • Messenger

Optimize advertisements, maximize your customer right now

Complete all the professional features and experienced support

7 days free trial with full features of our full service package

Start your free trial